logo

PTNT toán tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần

Hướng dẫn soạn Giáo án PTNT toán tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần đầy đủ, chi tiết do Top lời giải sưu tầm biên soạn, là tài liệu hữu ích giúp thầy và trò có những tiết học đạt hiệu quả cao.


PTNT toán tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần - Mẫu 1

HOẠT ĐỘNG HỌC

CHỦ ĐỀ NHÁNH: THÚ RỪNG

LĨNH VỰC: PTNT:TOÁN

Đề tài: Tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần.

I. Mục tiêu, yêu cầu:

- Trẻ biết tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần.

- Rèn đếm trong phạm vi 9, phát triển khả năng so sánh và nhận thức của trẻ.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương và bảo vệ các thú rừng quý hiếm.

II. Chuẩn bị:

- Nhóm đồ vật có số lượng 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 đặt xung quanh lớp, thẻ chữ số 9, 8, 7, 6,5, 4, 3, 2, 1.

- Mỗi trẻ 9 con voi, 9 con thỏ.

- Thẻ chữ số 9, 8, 7, 6, 2, 1, 3, 4, 5.

- Đồ dùng của cô như của trẻ kích thước hợp lý.

- Địa điểm: trong lớp học.

- Thời gian: 30-35ph.

III. Tiến hành:

STT

CẤU TRÚC

HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

04

 

 

 

 

HĐ1: ôn chữ số 9 và đếm đến 9, giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3: Luyện tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ4: Nhận xét, kết thúc

- Cho trẻ hát "tập đếm".

+ Bàn tay chúng ta có bao nhiêu ngón?

+ Cô và trẻ cùng đếm ngón bàn tay.

- Chúng ta đã học đến số mấy?

- Cô giơ 1 ngón tay và hỏi trẻ: 8 thêm 1 là mấy? cho trẻ cùng đếm.

- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng là 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.

- Nghe xem có bao nhiêu tiếng voi kêu?

- Từ 9 tiếng voi kêu này cô có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.

- Cô tạo cho trẻ nghe theo nhịp : 2 -7, 3-6, 1-8, 4-5

- Các con thấy có gì lạ không?

- Tuy có điểm lạ nhưng đều có 9 tiếng voi kêu. Hôm nay cô sẽ dạy các con tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần.

- Cô và trẻ cùng chơi "tập tầm vong" cùng 9 con thỏ.

+ Đọc: “ Tập tầm vông tay không, tay có

              Tập tầm vó tay có, tay không?”

+ Đố ai đoán được mỗi tay có mấy con thỏ?(cho trẻ đoán qua cô làm mẫu 2-3 lần).

- Cho trẻ lấy con thỏ ra và chơi cùng.

- Các con đếm xem có đủ 9 con thỏ không?

- Các con chia số con thỏ ra 2 tay rồi cùng đố cô nhé.

- Cô đoán: chỉ vào 1 tay của trẻ và nói: 7 con thỏ hoặc 2 con thỏ. Cô đi 1 vòng quanh lớp, sau đó cho trẻ đoán số  con thỏ trong từng tay của cô, xoè tay ra cho trẻ xem, mỗi tay có mấy con thỏ, bằng cách đếm từng con thỏ đặt xuống đất.

- Trẻ nào chia thành 2 phần, mà số con thỏ ở mỗi phần bằng số con thỏ trong mỗi phần của cô thì xoè tay ra.

- Chơi thêm 3 lần nữa và chia 9 con thỏ thành 2 phần theo các cách khác nhau.

+ Các con chia sau cho 1 tay có 3 con thỏ, tay kia có mấy con thỏ?(6 con thỏ)

+ Các con gộp lại 1 tay có mấy con thỏ?(9 con thỏ).

+ Cho trẻ chia tiếp 1 tay có 4 con thỏ, tay kia còn mấy con thỏ?(5 con thỏ).

+ Cho trẻ chia tiếp 1 tay có 1 con thỏ, tay kia còn mấy con thỏ?(8 con thỏ)

- Các con nhìn xem trong rổ mình còn gì nữa?(con voi)

+ Các con đếm xem có mấy con voi?(9)

+ Cho trẻ chia số con bướm ra làm 2 phần theo yêu cầu của cô:

+ Chia sao cho một phần 1 con voi- Phần kia còn mấy?(8 con voi).

+ Chia sao cho 1 phần 2 con voi- Phần kia còn mấy?(7 con voi).

+ Chia sao cho 1 phần 3 con voi- Phần kia còn mấy?(6 con voi ).

+ Chia sao cho 1 phần 4 con voi- Phần kia còn mấy?(5 con voi ).

- Trong rổ các con còn gì nữa?(thẻ số).

+ Ai có số 1 và 8 thì giơ lên.

+ Ai có số 2 và 7 thì giơ lên.

+ Ai có số 3 và 6 thì giơ lên.

+ Ai có số 4 và 5 thì giơ lên

- Các con chia số của mình theo đúng thẻ số mình có.

- Cho trẻ tự kiểm tra lẫn nhau.

- Cô quan sát, hướng dẫn để trẻ kiểm tra của bạn tốt.

- Nhận xét kết quả chia của trẻ.

- Hỏi trẻ:

+ Hôm nay các con đã học được những gì?

- Nhận xét tuyên dương cuối buổi.

- Cho trẻ đọc đồng dao “dung dăng dung dẽ ” cất đồ chơi vào rổ.

- Kết thúc.

Hoạt động ngoài trời

- TCHT: Ai đoán giỏi?

- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ.

- Chơi tự do: Hướng cho cháu chơi các trò chơi dân gian, đọc ca dao đồng dao, đồ chơi cô làm.

=> Hướng dẫn chơi như ngày thứ 2 đầu tuần.

Hoạt động góc

- Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.

- Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch.

- Góc tạo hình: Cho trẻ nặn, vẽ, tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh.

- Góc học tập: làm al bum ảnh các con vật nơi rừng xanh, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng.

=> Hướng dẫn chơi như ngày thứ 2 đầu tuần.

Hoạt động chiều

- Ôn kiến thức sáng.

- Xem đoạn video về cách bảo vệ những thú rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Chơi theo ý thích.

- Nêu gương cuối ngày.

- Vệ sinh.

- Trả trẻ.


PTNT toán tách nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần - Mẫu 2

Phát triển nhận thức: Tách các nhóm có 9 đối tượng ra làm hai phần bằng các cách.

I. Yêu cầu 

1. Kiến thức: 

- Trẻ nhận biết và đếm được các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 

- Trẻ biết tách 9 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau. 

2. Kỹ năng:

 - Chú ý rèn kỹ năng đếm, so sánh…

- Rèn trẻ cách đếm từ trái sang phải không bỏ xót đối tượng nào. 

3. Giáo dục: 

- Thông qua bài dạy góp phần giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các loại cây trồng 

II. Chuẩn bị: 

- Đàn ghi bài hát “Trái đất này là của chúng mình” 

- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng gồm: bé gái, bé trai, thẻ số từ 1 – 9.

III. Tổ chức hoạt động

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ trẻ xúm xít và cùng trò chuyện về chủ đề.

- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng ngoan, học cũng thật giỏi. Và bây giờ chúng mình cùng thi đua học thật giỏi để về khoe ông bà bố mẹ nhé!

2. Bài mới

a. Ôn gộp trong phạm vi 9

- Hôm nay cô con mình cùng đi thăm mô hình công viên nhé, cô và các con vừa đi vừa hát bài “Trái đất này là của chúng mình” đến thăm mô hình.

- Đây là mô hình công viên rồi các con nhìn xem trong công viên có những hoạt động gì?

- Các con nhìn xem có mấy bé gái? (có 5)

- Có mấy bé trai? (có 4)

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu bé gái cô phải làm như thế nào? (Gộp bé gái và bé trai với nhau)

- Vậy có tất cả bao nhiêu bé trai và bé gái? Trẻ đếm và chọn thẻ số. Có 9 bé.

- Ngoài các bé ra các con còn nhìn thấy gì nữa?

- Có mấy cây xanh? (6 cây xanh) mấy cây hoa? (3 cây hoa)

- Bây giờ cô muốn biết có tất cả bao nhiêu cây thì cô phải làm như thế nào?

+ Cho trẻ xếp cây xanh vào cây hoa đếm và chọn thẻ số tương ứng.

- Các con nghe cô đố các con nhé!

“Hoa gì nhung đỏ

Cánh tròn xinh xinh

Gió thổi rung rinh

Tỉa hương thơm ngát?

( Hoa Hồng)

- À đúng rồi đó là hoa hồng đấy!

- Các con nhìn xem có mấy bông hoa hồng? ( 7 )

- Bên cạnh hoa hồng còn có hoa gì nữa đây? (hoa cúc). Có mấy bông cúc? (Có 2 bông cúc)

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa thì phải làm như thế nào? À đúng rồi 7 bông hoa hồng với 2 bông hoa cúc tất cả là 9 bông hoa.

=> Các con ạ những cây xanh và những bông hoa này đều có ích với chúng ta. Vì vậy các con phải biết bảo vệ, giữ gìn chúng không được hái các con nhớ chưa?

b. Dạy trẻ tách

- Hôm nay các con học rất ngoan, cô tặng lớp mình mỗi bạn 1 rổ đồ chơi, các con hãy nhận rổ đồ chơi của mình và nhẹ nhàng về chỗ ngồi.

- Các con nhìn xem trong rổ đồ chơi của các con có gì? (bé trai, bé gái và thẻ số).

- Các con hãy xếp cho cô tất cả bé trai thành hàng ngang trước mặt, các con nhớ xếp từ trái sang phải.

- Bây giờ các con hãy xếp tương ứng dưới mỗi bé trai là 1 bé gái, xếp từ trái sang phải.

- Các con đếm xem có mấy bé trai? (Trẻ đếm 1…9 tất cả có 9 bé trai). 9 bé trai tương ứng thẻ số mấy? Số 9, các con tìm thẻ số đặt vào nhóm tương ứng.

- Có mấy bé gái? (Trẻ đếm 1…9 tất cả có 9 bé gái.)

- Cô muốn nhờ lớp mình cất vào rổ cho cô 1 bé gái nào.

- 9 bé gái bớt 1 bé gái còn mấy? Trẻ trả lời, cô và trẻ cùng đếm

- Nhóm bé trai và nhóm bé gái như thế nào với nhau? Không bằng nhau, nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? (Là 1) vì sao con biết nhóm bé trai nhiều hơn nhóm bé gái là 1

- Vì thừa ra 1 bé trai.

- Nhóm nào ít hơn? nhóm bé gái. Nhóm bé gái ít hơn là mấy? (là 1 )

- Bây giờ các con bớt cho cô 1 bé gái nữa?

- 9 bé gái bớt 2 còn mấy? (Trẻ trả lời, cô và trẻ cùng đếm)

- Nhóm bé trai và nhóm bé gái như thế nào với nhau, nhóm nào nhiều hơn? (nhóm bé trai). Nhóm bé trai nhiều hơn là mấy? (là 2)

- Nhóm nào ít hơn? Nhóm bé gái. Ít hơn là mấy? (Là 2).Vì sao con biết nhóm bé gái ít hơn nhóm bé trai là 2. (vì thiếu 2 bé gái)

- Bây giờ các con bớt cho cô 1 bé gái nữa?

- 9 bé gái bớt 3 bé gái còn mấy? Trẻ trả lời, cô và trẻ cùng đếm

- Nhóm nào ít hơn? Nhóm bé gái.

- Ít hơn là mấy? (là 3), vì sao con biết nhóm bé gái ít hơn nhóm bé trai là 3?

- Bây giờ còn lại 6 bé gái, các con cất tiếp vào nào.

- Trước mặt các con còn lại mấy bé trai? (9 bé trai)

c. Dạy trẻ tách theo ý thích:

- Bây giờ các con hãy tách 9 bé trai này ra thành 2 phần theo ý thích của các con rồi tìm thẻ số tương ứng đặt vào mỗi phần nhé. Các con chú ý không nhìn bạn bên cạnh.

+ Con tách 9 bé trai thành 2 phần như thế nào? + Bạn đã tách một phần là 2, một phần là 7. có ai tách giống bạn không?

+ Ngoài cách tách 2 và 7 bạn nào có cách tách nào khác không?

- Con tách như thế nào?

- Bạn vừa tách một phần là 3 và một phần là 6 có bạn nào tách giống bạn không?

- Có bạn nào có cách tách khác nữa không?

- Con có cách tách như thế nào?

- Bạn có cách tách một phần là 4 và một phần là 5 đấy, có bạn nào tách giống bạn không?

- Cô thấy các con có rất nhiều cách tách khác nhau. Các con thấy số lượng của 2 nhóm mà các con vừa tách so với nhóm ban đầu như thế nào với nhau?

- À đúng rồi 2 nhóm mà các con vừa tách so với nhóm ban đầu không bằng nhau. Bây giờ các con giúp cô cất tất cả các bé trai và thẻ số vào rổ.

- Các con nhìn xem trong rổ các con có đồ dùng gì nữa? các con lấy tất cả bé gái và xếp thành một hàng ngang ra trước mặt các con nhớ xếp từ trái sang phải nhé.

d. Dạy trẻ tách theo yêu cầu của cô

- Các con đếm xem có bao nhiêu bé gái?

- Các con kiểm tra xem có đúng 9 bé trai không? 9 bé gái tương ứng với thẻ số mấy? Các con tìm thẻ số tương ứng đặt vào.

- Tách: 2 - 7

+ Các con tách cho cô 9 bé gái ra thành 2 phần, một phần là 2 vậy phần còn lại là mấy? (Cô hỏi 2-3 trẻ). Cho trẻ đếm từng phần và đặt thẻ số tương ứng

+ Như vậy khi tách 9 bé gái ra thành 2 phần, một phần là 2 và 1 phần là 7 hoặc ngược lại 1 phần là 7 và 1 phần là 2.

- Các con dồn tất cả các bé gái thành 1 hàng và cất thẻ số vào, cô dạy các con cách tách khác.

- Tách 3 - 6

+ Các con tách cho cô 9 bé gái ra thành 2 phần, 1 phần là 3 thì phần còn lại là mấy?

+ Các con kiểm tra lại xem có đúng là 6 không?

+ Số tương ứng 2 phần này là mấy? (Cô chỉ vào số 3 và mấy đây nữa)? Cô chỉ vào nhóm có số 6 bé gái . Các con tìm thẻ số tương ứng đặt vào nhóm đó.

- Tách 4 - 5

+ Các con lại tách cho cô 9 bé gái thành 2 phần, một phần là 4, vậy phần còn lại là mấy? Các con đếm và kiểm tra lại nào?

Các con tìm thẻ số tương ứng và đặt vào cho cô.

- Tách 1 - 8

+ Các con lại tách cho cô 9 bé gái thành 2 phần, một phần là 1, vậy phần còn lại là mấy? Các con đếm và kiểm tra lại nào?

Các con tìm thẻ số tương ứng và đặt vào cho cô.

- Vậy để tách nhóm đối tượng có số lượng là 9 thành 2 phần thì có những cách tách nào?

=> Cô chính xác lại: Để tách nhóm đối tượng có số lượng là 9 thành 2 phần người ta có 4 cách tách chính là:

+ Cách 1: Tách một phần là 2 phần kia là 7 hoặc ngược lại.

+ Cách 2: Tách một phần là 3 một phần là 6 hoặc ngược lại.

+ Cách 3: Tách một phần là 4 một phần là 5 hoặc ngược lại.

+ Cách 4: Tách một phần là 1 một phần là 8 hoặc ngược lại.

3. Trò chơi:

Vừa rồi cô thấy các con học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con trò chơi. Các con có thích không?

* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất?

+ Cách chơi: Trên màn hình cô đã chuẩn bị nhóm bé trai và bé gái, nhiệm vụ của các đội hãy chọn các thành viên trong đội lên tách nhóm bé trai và bé gái thành 2 phần theo yêu cầu của cô.

+ Luật chơi: Tách đúng yêu cầu của cô là thắng cuộc. Đội nào tách chưa đúng sẽ phải làm lại và nhường lần chơi đó cho bạn khác trong đội của mình.

- Cô hướng dẫn trẻ chơi 1 lần

- Cô cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi của các đội

* Trò chơi 2: “Thêm cho đủ”.

- Cách chơi : Cô mời 6 trẻ chơi , chia thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là đi nhặt cho cô 9 rổ ( số rổ 2 bạn gộp lại). Đội nào nhanh và chính xác thì sẽ dành chiến thắng.

- Luật chơi: Đội thua sẽ phải nhảy lò cò

- Cô nhận xét kết quả sau khi chơi.

*Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022