logo

Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ

Hướng dẫn soạn Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ đầy đủ, chi tiết do Top lời giải sưu tầm biên soạn, là tài liệu hữu ích giúp thầy và trò có những tiết học đạt hiệu quả cao.


Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ - Mẫu 1

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Chủ đề: Gia đình

Đề tài: NDTT: Nghe hát: Bàn tay mẹ.

Vận động: Bé quét nhà.

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- Trẻ hát và vận động theo khả năng.

- Trẻ biết hát theo bạn và vận động được theo khả năng.

- Trẻ biết tên bài hát “Bàn tay mẹ”, hiểu nội dung bài hát. Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát

2. Kỹ năng 

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ có kỹ năng nghe nhạc, rèn luyện tai nghe cho trẻ.

-  Rèn luyện kỹ năng vận động tay chân, nhún nhảy theo nhịp bài hát

3. Giáo dục

- Trẻ thoải mái trong giờ hoạt động âm nhạc

- Trẻ biết ơn về sự chăm sóc tần tảo của người mẹ

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

a. Đồ dùng của cô:

- Phông trang trí.

- Nhạc bài hát “bé quét nhà” “Bàn tay mẹ”.

- Động tác vận động minh họa.

- Mũ chóp kin.

- Tranh gia đình được gói quà.

- 3 hộp quà.

b. Đồ dùng của trẻ:

- Mũ sao.

- Dụng cụ âm nhạc: phách tre.

- Hoa múa.

2. Địa điểm tổ chức

- Trong lớp

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ ngồi theo tổ.

2. Gíới thiệu bài:

- Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình “Đồ rê mí” của lớp 3,4,5 tuổi cơ sở Nà áng. Trường mầm non Đồng Tâm ngày hôm nay.

- Đến với chương trình ngày hôm nay gồm có 3 đội:

+ Gia đình số 1.

+ Gia đình số 2.

+ Gia đình số 3.

- Chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay để chào đón 3 đội chơi. 

- Và chủ đề của chương trình ngày hôm nay là nghe hát: Bàn tay mẹ và vận động: bé quét nhà.

- Và chúng ta hãy thưởng thức các tiết mục đó thông qua 3 phần thi:

+ Phần thi thứ nhất: Lắng nghe và cảm nhận.

+ Phần thi thứ hai: Những vũ công nhí.

+ Phần thi thứ ba: Âm nhạc và những người bạn.

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1: Nghe hát: Bàn tay mẹ.

- Chúng mình hãy cùng cô đến với phần thi thứ nhất đó là: Phần thi Lắng nghe và cảm nhận.

- Ban tổ chức đã chuẩn bị 1 món quà cho 3 đội đấy. Chúng mình có muốn biết nón quà đó là gì không?

- Cô mở quà và hỏi trẻ món quà gì?

- Trong gia đình con yêu ai nhất?

- Cô cũng vậy đấy, trong gia đình cô yêu quý nhất là mẹ mình. Và các con ơi, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ thông qua bài hát “Bàn tay mẹ”. Các con hãy chú ý lắng nghe cô thể hiện bài hát này nhé.

- Cô hát lần 1 kết hợp nhạc.

- Nội dung: Bài hát Bàn tay mẹ nói về sự chăm lo yêu thương của người mẹ dành cho con, luc nào mẹ cũng bên cạnh yêu thương và che chở cho con đấy. Vì vậy chúng mình phải chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn của mẹ dành cho chúng ta nhé.

- Cô hát lần 2 vừa hát vừa múa minh họa.

- Các con ơi! Bàn tay mẹ thật ấm áp phải không. Bạn Bảo An đã thể hiện rất hay bài hát này đấy chúng mình cùng lắng nghe nhé.

- Cô bật video nhạc cho trẻ xem.

- Và sau đây chúng mình hãy cùng lắng nghe cô thể hiện bài hát cùng với nhóm mùa Đồ rê mí nhé.

* Hoạt đông 2: Vận động: Bé quét nhà.

- Tiếp theo chương trình chúng mình cùng đến với phần thi Những vũ công nhí.

- Cô cho cả lớp hát cùng cô theo nhạc.

- Giang nội dung:  Bài hát Bé quét nhà nói đến vận dụng trong gia đình đó là cái chổi đấy. Chổi giúp bé quét nhà sách sẽ, chổi to thì quét sân to, chổi nhỏ thì để bé hàng ngày quét nhà đấy.

- Bây giờ chúng mình cùng cô vận động thật hay bài hát này nhé.

- Cô cho trẻ bước lên xen kẽ nhau.

- Cô cùng trẻ vận động.

- Cô gọi 1 nhóm trẻ lên thể hiện vận động với dụng cụ âm nhạc.

- Gọi 1 trẻ lên vận động sáng tạo theo nhạc.

* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát.

- Chào mừng các bé đến với phần thi cuối cùng đó là phần thi Âm nhạc và những người bạn.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Phổ biến luật chơi cách chơi.

- Cách chơi: Cô gọi 1 trẻ lên đội mũ chóp kín và gọi 1 hoặc 2 trẻ lên hát bạn đội mũ chóp phải đoán đúng tên bạn hát.

- Luật chơi; Nếu đoán sai thì phải hát 1 bài hát hoặc nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Cô nhận xét, khuyến khích trẻ chơi.

4. Củng cố

- Củng cố:

+ Chúng mình vừa tham chương trình thi gì?

+ Đề tài của hội thi là gì?

- Giáo dục: Các con ạ. Bố mẹ là ngưới yêu thương chăm lo cho chúng ta để đền đáp công ơn đó chúng mình phải ngoan ngoãn nghe lời, chăm ngoan học giỏi để bố mẹ vui lòng nhé.

5. Nhận xét, tuyên dương:

- Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với phần tổng kết của chương trình Đồ rê mí ngày hôm nay.

- Sau ba phần thi sôi động cả ba đội đều chơi rất xuất sắc. Và đội nào cũng xuất sắc nhận được phần quà của chương trình. Cô mời tổ trưởng của 3 đội lên nhận quà. Chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay chúc mừng 3 đội chơi.

- Chương trình Đồ rê mí hôm nay đã kết thúc rồi xin hẹn gặp lại các bé vào chương trình lần sau.

 

 - Trẻ ngồi

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ múa minh họa

 

 

 

 

- Trẻ hát.

- Trẻ nghe

 

 

 

 

- Trẻ vận động

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ chơi

 

 

 

 

 

- Chương trình Đồ rê mí

- Nghe hát: Bàn tay mẹ

 

- Trẻ nghe

 

- Trẻ lên nhận quà.

- Hoạt động góc.

- Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật: Cháu tô màu, theo chủ điểm.

+ Xây dựng: ngôi nhà.

+ Phân vai: Cô giáo.

+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.

- Hoạt động tự do.

Đọc bài thơ "Kéo cưa lừa xẻ" và tổ chức cho cháu chơi.

*Kết thúc hoạt động.

Nêu gương: Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.

- Cháu cấm cờ.

Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.

- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.

- Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.

* Nội dung đánh giá cuối ngày

- Hoạt động chung:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Hoạt động khác:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ

Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ - Mẫu 2

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Đề tài : NDTT: Nghe hát : “Bàn tay mẹ”

NDKH: VĐ theo nhạc: “ Đôi bàn tay”

Trò chơi: Tai ai tinh

Thời gian: 20 - 25 phút

Đối tượng: Trẻ 3 -4 tuổi

1. Mục tiêu cần đạt

* Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát “Bàn tay mẹ’’, hiểu nội dung bài hátnói về mẹ chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ.

- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát” Đôi bàn tay”.

* Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng nghe nhạc, rèn luyện tai nghe cho trẻ.

- Luyện kĩ năng vận động tay, chân, đầu nhún nhẩy theo nhip bài hát.

* Thái độ:  Trẻ thoải mái trong giờ hoạt động âm nhạc. Trẻ biết ơn về sự chăm sóc tần tảo của người mẹ.

2. Chuẩn bị

- Nhạc,mũ chóp kín

- Bài giảng điện tử

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Chào mừng các bé tham gia buổi học ngày hôm nay.

- Tham dự buổi học ngày hôm nay còn có sự cổ vũ nhiệt tình của các cô giáo trong trường mầm non Tề Lỗ

- Đồng hành với lớp học là cô giáo” Nguyễn Thị Thơm

- Để buổi học thêm sôi nổi cô cháu mình cùng chơi 1 trò chơi nào.

- Đôi bàn tay đẹp của các bé đâu?

- Với đôi bàn tay này chúng mình cùng chơi trò chơi “ Dấu tay”

- Nào các bé hãy lại đây vơi cô

- Ai giỏi cho cô biết đôi bàn tay giúp chúng ta làm công việc gì?

- Đúng rồi đôi bàn tay giúp chúng mình cầm bút tô màu, cầm thìa xúc cơm, cầm lược trải đầu…)

- Đôi bàn tay giúp chúng ta làm rất nhiều việc , để biết đôi bàn tay còn làm gì nữa , chúng mình cùng nghe cô hát bài “ Bàn tay mẹ” của nhạc sĩ” Bùi Đình Thảo sáng tác nhé.

* Hoạt động 2: Nghe hát” Bàn tay mẹ” sang tác Bùi Đình Thảo

- Cô hát lần 1: không nhạc.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?Do ai sáng tác?

- Cô hát lần 2: Bài hát sẽ hát sẽ hay hơn khi cô hát kết hợp với nhạc đấy, các con hãy chú ý lắng nghe và cảm nhận nhé.

- Trong bài hát với đôi bàn tay mẹ đã làm những công việc gì?

- Mời 3-4 trẻ trả lời

- Với đôi bàn tay mẹ làm rất nhiều công việc ( Nấu cơm, nấu nước, quạt mát, ủ ấm cho con)

- Giai điệu của bài hát này như thế nào?

+ Đúng rồi giai điệu bài hát êm dịu, nhẹ nhàng thiết tha

+ Giáo dục: Mẹ rất yêu thương chúng ta, dù trời nằng nóng, hay gió rét bàn tay mẹ luôn che chở, bảo vệ chúng mình.

+ Chúng mình phải làm gì để mẹ vui?

- Bài hát “ Bàn tay mẹ” nói về Tình cảm, sự chăm lo của mẹ dành cho các con.Vì vậy chúng mình phải ngoan, vâng lời, học giỏi . Các con nhớ chưa nào?

- Lần 3: Nghe ca sĩ hát: Cô ca sĩ Xuân Mai cũng đã thể hiện bài hát này rất hay đấy, chúng mình hãy cùng đứng lên thể hiện tình cảm của mình với mẹ cùng cô nào

- Lần 4: Cô múa: Bây giờ cô múa cho mình mình xem nhé

* Vận động theo nhạc: Đôi bàn tay

- Vừa rồi, các con đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ rất là giỏi đấy, cô sẽ thưởng chúng mình một tràng pháo tay nào.

- Có bạn nào còn biết bàn hát nào nói về đôi bàn tay nữa không?

- Cô mời cả lớp hát cùng cô bài hát” Đôi bàn tay nào?

- các con vừa hát bài : Đôi bàn tay

- Và bây giờ chúng mình hãy cùng đứng lên và vận động theo nhạc bài hát” Đôi bàn tay ” nhé.

- Cô cho tổ nhóm cá nhân cùng vận động theo bài hát.

* Trò chơi” Tai ai tinh

- Cách chơi như sau:

- Cô mời một bạn đội mũ chop kín, mời một bạn khác lên hát, bạn đội mũ chop kín đoán xem bạn vừa hát tên là gì?

- Luật chơi: - Bạn đội mũ chóp kín không đoán được phải nhảy lò cò.

- Cô cho trẻ chơi 2 lần

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô thấy các con học rất ngoan cô thưởng cho lớp mình một hộp quà nhé

 

- Trẻ vỗ tay

 

 

 - Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe hát

 

 

 

 

 

 

 

 

- Êm dịu ạ

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe ca sĩ hát

 

- Trẻ xem cô múa

 

 

- Bàn hát: Đôi bàn tay

 

 

 

- Trẻ vận động bài hát đôi bàn tay

- Trẻ chơi trò chơi


Giáo án mầm non nghe hát Bàn tay mẹ - Mẫu 3

NDC: Nghe hát: Bàn tay mẹ

VĐ: Nu na nu nống

NDKH: Nhận biết phân biệt

1. Yêu cầu:

- Kiến thức:Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, biết biểu hiện cảm xúc qua bài hát, hiểu nội dung – tính chất của bài hát.

- Kĩ năng: Trẻ biết tên các bài hát và thích vận động theo bài hát “nu na nu nống”

- Thái độ: Trẻ yêu ca hát.

2. Chuẩn bị:

- Dụng cụ âm nhạc: phách, tre, xắc sô, lục lạc.

- Ghế ngồi hình chũ U.

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. HĐ 1: Gây hứng thú.

- Các con ơi trong gia đình nhà chúng mình có những ai? Chúng mình hãy kể tên cho cô và các bạn cùng nghe nào.

- Các con có yêu quý gia đình của mình không?

- Trong gia đình mẹ của chúng mình là người vất vả nhất, luôn chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho chúng mình. Vì thế, chúng mình phải yêu quý mẹ, luôn vâng lời mẹ, các con nhớ chưa!

2. HĐ 2: Nghe hát “Bàn tay mẹ”.

- Có một bài hát rất hay nói về mẹ, mẹ quạt mát cho con những trưa hè nóng bức, mẹ ủ ẩm cho con trong những ngày đông giá rét, cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Chúng mình cùng ngồi ngoan để lắng nghe cô hát nhé!

- Cô hát lần 1: Cô hát kèm theo điệu bộ, cử chỉ

  Hỏi trẻ cô vừa hát bài hát gì?

- Cô hát  lần 2: Cô giới thiệu nội dung , tính chất của bài hát.

- Lần 3: Cô múa cho trẻ xem.

- Củng cố nội dung bài hát và giáo dục.

Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “ Bàn tay mẹ”. Bài hát nói lên nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ để chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ của con được đầy đủ. Vì thế, các con phải luôn yêu quý mẹ, vâng lời mẹ và dành cho mẹ nhiều tình cảm nhé!

3. HĐ 3: VĐ: Nu na nu nống.

- Cô giới thiệu tên bài hát: Nu na nu nống.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Sử dụng nhạc cụ.

- Cô cho cả lớp hát: Sử dụng nhiều hình thức biểu diễn khác nhau. ( Nhún, nhạc cụ, vỗ tay…)

- Cô chia tổ - nhóm – cá nhân vận động bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Cô động viên, khen ngợi để trẻ hứng thú vận động.

- Cô tặng quà cho trẻ ( Tặng đồ chơi cho trẻ và hỏi trẻ cô tặng đồ chơi gì? Màu gì?)

- Giáo dục trẻ qua nội dung bài hát.

* Kết thúc: Hôm nay cô thấy các con bạn nào cũng ngoan và bạn nào cũng thể hiện là yêu mẹ của chúng mình. Bây giờ chúng mình có muốn làm những chú gà con đi ra ngoài sân tắm nắng vói cô nhé!

 

- Có bố, mẹ, ông bà…

- Có ạ

- Vâng ạ

 

- Trẻ chăm chú lắng nghe

 

- Bàn tay mẹ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ hát và ra chơi

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022