logo

Giáo án dạy trẻ nhận biết hình khối

Hướng dẫn soạn Giáo án dạy trẻ nhận biết hình khối đầy đủ, chi tiết do Top lời giải sưu tầm biên soạn, là tài liệu hữu ích giúp thầy và trò có những tiết học đạt hiệu quả cao.


Giáo án dạy trẻ nhận biết hình khối - Mẫu 1

Giáo án

ĐỀ TÀI:

NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC DẠNG HÌNH KHỐI.

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết, phân biệt được một số hình khối (Khối vuông, khối cầu, khối chữ nhật, khối trụ)

- Trẻ phát triển khả năng tư duy.

- Trẻ biết phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị

- Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ.

- Đồ vật, tranh ảnh có dạng hình khối.

- Kéo.

- Hồ dán.

- Rổ đựng hình khối.

- Giấy A3.

III. Tiến hành

Ổn định: Hát và vận động theo bài hát “Nhà mình rất vui”.

1. Hoạt động 1:

Mỗi trẻ lấy 1 rổ đựng các hình khối và về đội hình chữ U.

Giới thiệu cho trẻ tên gọi, hình dáng, đặc điểm của các hình khối:

- Khối cầu:

+ Cô có khối gì đây? các bạn giơ khối cầu trong rổ của mình lên.

+ Khối cầu có lăn được không?

+ Vì sao khối cầu lăn được? (vì đường bao quanh của khối cầu được bo tròn)

- Khối trụ

+Đây là khối gì?

+ Khối trụ có lăn được không?

+ Vì sao khối trụ lăn được?

+ Khối trụ khác khối cầu ở điểm nào?

→ Cô kết luận: Khối cầu và khối trụ đều lăn được, khối trụ khác khối cầu ở chỗ khối trụ có 2 mặt phẳng còn khối cầu thì không.

- Khối vuông

+ Đây là khối gì?

+ Khối vuông có bao nhiêu mặt?

+ Các mặt của khối vuông là hình gì?

+ Khối vuông có lăn được không? Tại sao lại không lăn được?

- Khối chữ nhật

+ Đây là khối gì?

+ Cùng nhau đếm xem khối chữ nhật có bao nhiêu mặt?

+ Khối chữ nhật có 6 mặt giống với khối gì?

+ Con thấy khối chữ nhật và khối vuông có gì giống nhau? Có gì khác nhau?

→ Cô kết luận: Khối vuông và khối chữ nhật đều có 6 mặt, không lăn được vì có các góc- cạnh. Khối vuông 6 mặt đều là hình vuông. Còn khối chữ nhật các mặt đều là hình chữ nhật, hoặc có 2 mặt là hình vuông.

2. Hoạt động 2: Trò chơi: Làm theo theo yêu cầu.

Cách chơi: Cô yêu cầu mỗi trẻ sẽ tìm quanh lớp và chọn một đồ vật có dạng 1 trong 4 khối là: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật và thực hiện theo các yêu cầu cô đưa ra.

3. Hoạt động 3:

Chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 rổ hình ảnh các đồ vật, 1 bạn đại diện mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm 1 hình ảnh đồ vật trẻ thíchcó dạng khối gì? Nhiệm vụ của mỗi nhóm là chọn, cắt và dán các hình ảnh đồ vật có hình khối tương ứng đồ vật mà trẻ vừa bốc thăm.

Kết thúc.

Giáo án dạy trẻ nhận biết hình khối

Giáo án dạy trẻ nhận biết hình khối - Mẫu 2

Giáo án:

Dạy trẻ nhận biết hình khối

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu qua các hình khối trong thực tế

- Trẻ nhận dạng được các khối qua đồ vật, đồ chơi.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa khối: Khối vuông – khối chữ nhật, khối cầu- khối trụ

- Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và kĩ năng so sánh cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú học, chú ý tập trung trong giờ học, hăng hái phát biểu.

- Trẻ đoàn kết, có tính kỷ luật trong khi chơi.

II. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ có các khối: Vuông và chữ nhật, trụ, cầu,rổ đựng, bảng con

- Các khối cho trẻ biểu diễn thời trang

- 2 hộp cho trẻ chơi trò chơi

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.

  - Chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Bé thông minh nhanh trí”

- Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu

- Cô Nguyễn Chinh là người dẫn chương trình ngày hôm nay

- Xin chào đón đội 1 và đội 2 đến từ lớp 5 tuổi E trường mầm non Khôi Kỳ

Và không thể thiếu được xin chào đón 2 vị ban giám khảo của chúng ta là cô Hoàng Thủy và cô Nguyễn Đạt xin 1 tràng pháo tay chào đón 2 cô

- Hội thi gồm có 2 phần

Phần 1: Bé thông minh nhanh trí

Phần 2: Bé tài năng

 - 2 đội đã sẵn sàng bước vào phần thi chưa

Để cho không khí của hội thi thêm sôi động hơn sau đây xin mời 2 đội hướng lên sân khấu xem màm trình diễn thời trang của các người mẫu nhí đến từ lớp 5 tuổi E

- Cho trẻ trình diễn người mẫu và cho trẻ quan sát, hỏi trẻ hình dạng các khối

Sau đây ban tổ chức sẽ tặng mỗi bạn một món quà nhỏ để động viên các con bước vào phần Thi thứ nhất được mang tên “Bé thông minh nhanh trí”

* Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt  Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ

- Chúng mình quan sát xem ban tổ chức tặng các con món quà gì?

- Đúng rồi trong rổ các con có 4 khối đó là khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu và khối trụ

*Khối vuông

- Các con hãy cùng tìm khối vuông trong rổ đồ dùng của mình và giơ lên nào.

- Các con hãy quan sát và đưa ra nhận xét về khối vuông nào.

- Để biết các bạn đã trả lời đúng chưa các con hãy cùng kiểm tra nào.

- Khối vuông có mấy mặt? Các mặt của khối vuông có đặc điểm gì? 

- Chúng mình cùng sờ xung quanh đường bao xem khối vuông có đặc điểm gì?

 - Các con hãy đặt khối vuông xuống bảng  và lăn  thử với cô nhé.

- Có lăn được không? Vì sao không lăn được?

- Vì sao các mặt của khối vuông đều đứng được?

- Tất cả các mặt của khối vuông đều là mặt phẳng thế thì các khối vuông có thể xếp chồng được lên nhau không nhỉ?

 - 2 bạn ngồi cạnh nhau hãy thử xếp xem sao.

Khái quát lại: À, đúng rồi khối vuông có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau và khối vuông đứng được vì các mặt của khối vuông đều là mặt phẳng, và khối vuông không lăn được vì có các cạnh góc.

 Khối chữ nhật

  - Chúng mình cùng lấy khối chữ nhật và sờ xung quanh đường bao xem khối chữ nhật có đặc điểm gì?

- Các mặt của khối chữ nhật có bằng nhau không?

- À, khối chữ nhật chỉ có các cặp mặt đối diện bằng nhau thôi, còn các mặt kề nhau thì không bằng nhau.

 - Các con cùng lăn khối chữ nhật nào?

- Có lăn được không  nhỉ? Vì sao?

- Khối chữ nhật cũng có các mặt phẳng giống  như khối vuông vậy khối chữ nhật có thể xếp chồng được không nhỉ?

- Chúng mình hãy thử xếp xem sao.

- Bây giờ các con hãy thử xếp khối vuông và khối chữ nhật xếp chồng lên nhau nào.

- Hai khối này có xếp được lên nhau không? Vì sao?

    Cô chốt lại: khối chữ nhật có 6 mặt, tất cả mặt bao đều là hình chữ nhật, mặt bao phẳng, không lăn được.

*So sánh: Khối vuông+ chữ nhật

- Bạn nào giỏi cho cô biết khối vuông và khối chữ nhật có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Cô khái quát lại

+ Giống nhau: đều có 6 mặt, mặt bao phẳng, đều không lăn được.

+ Khác nhau:Tất cả các mặt khối vuông đều là hình vuông bằng nhau

Tất cả các mặt khối chữ nhật đều là hình chữ nhật và bằng nhau từng đôi một.

- Bây giờ các con hãy cất 2 khối này vào rổ của mình nào.

*Khối cầu

    Cô hát: Quả gì mà lăn lông lốc.

  -  Đúng rồi đó chính là quả bóng các con cùng cầm quả bóng lên nào. Quả bóng có dạng khối gì nhỉ?

  - Các con có nhận xét gì về khối này?

  - Các con cùng đặt và lăn thử khối cầu với cô nào.

  - Khối cầu có lăn được không? khối cầu lăn như thế nào? Vì sao?

  Cô  chốt  lại: Khối cầu xung quanh tròn đều, không có góc cạnh, không có mặt phẳng vì thế khối cầu có thể lăn được và lăn được về tất cả các hướng.

  * Các con cùng kiểm tra xem trong rổ còn khối hình nào mà chúng mình chưa khám phá không ?

 *Khối trụ:

 Các con cùng lấy khối trụ ra và đặt xuống bẳng nào.

  - Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của khối trụ ?

  - Cô và các con sẽ lăn thử nhé. Trước tiên chúng mình sẽ để khối trụ đứng và lăn nhé, khối trụ có lăn được không?

- Bây giờ các con hãy đặt khối trụ nằm rồi cùng lăn thử nào.

Khối trụ có lăn được không?

- Chúng mình cùng thử xếp xem khối trụ và khối cầu có thể xếp chồng lên nhau không nhé.

   Trước tiên các con hãy xếp khối trụ trước rồi chồng khối cầu lên nào.

-  Có xếp được không? Vì sao?

- Vây bây giờ đổi ngược lại nhé, hãy xếp khối cầu xuống trước rồi xếp khối trụ lên nào.

 - Các con có xếp được không? Vì sao?

Cô chốt lại: Khối trụ có 2 mặt là hình tròn ,có 1 đường bao tròn .Khi đặt đứng không lăn được, khi đặt nằm ngang thì lăn được.

*So sánh: Khối cầu+ Khối trụ

- Bạn nào giỏi cho cô biết khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì giống và khác nhau ?

- Cô khái quát:

 + Giống nhau: đều lăn được

+ Khác nhau:  Khối cầu xung quanh tròn đều không có góc cạnh, không có mặt phẳng, có thể lăn được và lăn được về tất cả các hướng

- Khối trụ có 2 mặt phẳng lên chỉ lăn được khi nằm ngang và chỉ lăn thẳng không lăn được về nhiều phía.

- Các con vừa cùng cô khám phá những khối gì nhỉ?

- Bạn nào giỏi hãy tìm xung quanh lớp mình có đồ vật gì giống các khối các con vừa học

- Khen trẻ

- Chúng mình dã trải qua phần thi thứ nhất chúng mình đã sẵn sàng bước vào phần thi thứ 2 chưa

* Hoạt động 3: Luyện tập

 Phần thi thứ 2 được mang tên: Bé tài năng

+ Trò chơi 1: Nghe tinh đoán đúng

Lần 1: Cô nói đặc điểm khối - trẻ giơ khối và nói tên khối

  + Trò chơi 2: Chiếc hộp kỳ diệu

  - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi

- Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc

- Trẻ chơi

- Cô nhận xét, khen trẻ.

Hội thi đến đây là kết thúc xin kính mời 2 đội lên nhận quà của ban tổ chức

 

 

- Trẻ vỗ tay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ xem biểu diễn thời trang bằng các khối

- Trẻ lấy rổ đi về chỗ ngồi

 

 - Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật

 

 

- Trẻ dơ khối vuông

- 2-3 trẻ nhận xét

- 6 mặt

 

 - Các góc, các cạnh bằng nhau

 -Trẻ lăn

 - Có mặt phẳng, có góc, có cạnh

 - Trẻ xếp chồng khối

 

 - Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 - Trẻ lăn

- Không lăn được vì có các cạnh

 

- Trẻ chồng  khối

 

 

- Đều có các mặt phẳng

 

 

- Trẻ so sánh

 

 

 

 

 - Trẻ cất 2 khối

 

- Xin thưa rằng quả bóng

- Khối cầu

- Có đường bao quanh cong tròn

- Lăn được về các phía

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ nhận xét

 

- Không lăn được

- Lăn được

 

 

 

- Không chồng được lên nhau vò có các mặt cong tròn

 

 

 

- Trẻ so sánh

 

 

 

 

- Trẻ kẻ

 

- Trẻ tìm xung quanh lớp

 

 

 

 

- Trẻ chơi 2 – 3 lần

 

 

 

- Trẻ chơi

 

 

- Trẻ nhận quà

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022