Hướng dẫn soạn Giáo án điện tử Bài thơ Gió đầy đủ, chi tiết do Top lời giải sưu tầm biên soạn, là tài liệu hữu ích giúp thầy và trò có những tiết học đạt hiệu quả cao.
Tên tôi là Gió
Đi khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ
Tháng ngày chăm chỉ
Tôi dài hơn sông
Suốt đời mênh mông
Rộng hơn biển cả
Tên tôi là Gió
Các bạn nhớ không?
Tôi không dáng hình
Tên tôi là Gió…
Tác giả: Xuân Quỳnh
1. Mục đích, yêu cầu
- Kiến thức.
+ Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác.
+ Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ và cảm nhận được giai điệu của giú qua bài thơ.
- Kỹ năng:
+ Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc trọn vẹn bài thơ, luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
+ Phát triển khả năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
- Thái độ:
+ Trẻ biết yêu quí vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh bé, biết nhờ có gió mà tiết kiệm điện.
+ Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2. Chuẩn bị
- Tranh minh họa cho nội dung bài thơ, thước chỉ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Vào bài
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. Hỏi trẻ:
+ Khi nào thì cây nghiêng?
+ Ngọn gió như thế nào?
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe và đàm thoại về nội dung bài thơ
- Các con ạ. Cô Xuân Quỳnh cũng viết một bài thơ nói về vẻ đẹp và công việc của gió, đó là bài “Gió”. Cô cùng các con đọc bài thơ nhé
+ Cô đọc toàn bộ bài thơ cho trẻ nghe 1 lần chú ý thể hiện giọng ngắt, đúng câu, đúng nhịp để trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của bài thơ.
- Cô hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác ?
- Cô đọc lần 2: Đọc trích dẫn và đàm thoại trên tranh.
- “Tên tôi là gió… không bao giờ nghỉ” vµ hái trÎ:
+ Tên tôi là gì? Gió đi nh thÕ nµo?
+ Công việc của gió có bao giờ ngừng nghỉ không?
- Cô giải thích “không bao giờ nghỉ” lµ làm việc suốt ngày không kể ngày đêm.
- “Tháng ngày chăm chỉ… Rộng hơn biển cả” tháng ngày gió làm việc như thế nào?
- Tôi dài hơn cái gì? Suốt đời mênh mông và rộng hơn cái gì các con?
- “Tên tôi là gió….tên tôi là gió”. Tên tôi là gì? Gió có dáng hình không các con?…
- Các con có thích đọc thơ cùng cô không?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc thi đua nhau thể hiện bài thơ một cách mượt mà, nhẹ nhàng và diễn cảm. Cô chú ý hướng dẫn trẻ thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ.
- Cô chú ý sửa sai. Chú ý luyện đọc cho những trẻ đọc nhỏ, chưa rõ lời…
- Cô cho cả lớp đọc theo hình thức giọng đọc to - nhỏ, đọc luân phiên nhau.
- Cô dặn dò trẻ biết đội mũ nón khi trời nắng, khi đi ra đường đi dạo chơi, biết yêu quí vẻ đẹp thiên nhiên, biết nhờ có gió mà sẽ tiết kiệm được điện.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa” cô động viên và khuyến khích trẻ trong khi chơi không xô đẩy nhau, không chạy lộn xộn.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, thuộc bài thơ theo yêu cầu của cô
2. Kỹ năng
-Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ : Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc to, rõ ràng, trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ không đi ra ngoài đường khi trời mưa gió
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa thơ
- Que chỉ .
- NDTH : âm nhạc
- Chỗ ngồi : Trẻ ngồi chữ U
III. Tiến hành hoạt động dạy học
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú Cho trẻ hát cùng cô: “Cho tôi đi làm mưa”. -Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? -Các con đã nhìn thấy trời mưa chưa? -Khi trời mưa thì thường có gì? Các con ạ trời mưa thì có mưa nhỏ, mưa rào và khi mưa rào thì trời hay có gió bão đấy GD trẻ không nên ra ngoài khi trời mưa, gió bão để giữ gìn sức khỏe, không bị cảm lạnh. 2. Hoạt động 2: Nội dung 2.1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc lần 1: Kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (không có tranh minh hoạ). Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. Hỏi trẻ nội dung bài thơ? Cô nói về nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về cơn gió mùa hè, đi khắp mọi nơi để làm mát cho mọi người”. - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa. 2.2. Đàm thoại - Trích dẫn - Giảng giải - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ kể về ai? - Công việc của gió là gì? Cô trích dẫn “Tôi tên là gió Đi khắp mọi nơi - Gió rộng hơn cái gì? Cô trích dẫn: “Tôi dài hơn sông - Gió có dáng hình không? Cô trích dẫn: “Tôi không dáng hình Giải thích: “Không có dáng hình” Có nghĩa là chúng ta không thể nhìn thấy gió có dạng hình tròn hay vuông được, gió là những làn gió khi đi qua chúng mình sẽ thấy mát mẻ. - Khi có gió các con cảm thấy thế nào? - Vậy các con có thích gió không? GD: Mùa hè đến thời tiết rất nóng vì vậy nhờ có những cơn gió mà chúng ta cảm thấy mát mẻ hơn, nhưng khi trời mà cả mưa và gió thì các con không nên ra ngoài đường nhé. 2.3. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc 2-3 lần bài thơ - Cho 2-3 tổ đọc thơ - Cho 2 nhóm đọc thơ - Cả lớp đọc lại 1 lần Trong khi trẻ đọc cô chú ý khuyến khích và sửa sai cho trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ chơi : “Gió thổi cây nghiêng”. |
Trẻ hát Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi |
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm, khả năng ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ đọc thơ biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
3. Giáo dục
- Trẻ biết lợi ích của gió đối với con người.
- Trẻ tập trung, hứng thú khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa cho bài thơ.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” - Chúng mình vừa hát bài hát có tên là gì? - Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì? - Các con còn biết những hiện tượng tự nhiên gì nữa không? - À! Ngoài hiện tượng mưa thì còn có các hiện tượng tự nhiên như nắng, gió… Vậy chúng mình có biết các hiện tượng tự nhiên này có tác dụng như thế nào trong cuộc sống không? * Giáo dục: Mỗi loại hiện tượng tự nhiên đều có những tác dụng riêng cho đời sống con người như: Mưa thì giúp cho cây cối tươi tốt, gió làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường, không khí… - Cô có một bài thơ rất hay nói về một hiện tượng tự nhiên đấy, để biết đó là hiện tượng tự nhiên gì và có tác dụng như thế nào trong cuộc sống thì chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Gió” của tác giả Xuân Quỳnh nhé! |
- Trẻ hát -“Cho tôi đi làm mưa với? |
2. Hoạt động 2: Bài mới - Bài thơ của cô có tên là “Gió” + Cô đọc diễn cảm lần 1: - Cố vừa đọc bài thơ có tên là gì? - Bài thơ Gió do nhà thơ nào sáng tác? - Để hiểu rõ về bài thơ chúng mình hãy lắng nghe cô đọc bài thơ Gió lần nữa nhé! + Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa: - Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ có tên là gì? - Bài thơ do nhà thơ nào sáng tác? - Gió đã giới thiệu tên của mình như thế nào? Con hãy đọc lại câu thơ gió giới thiệu về mình. - Gió đi đến những đâu? - Công việc của gió như thế nào? - Gió có hình dáng không, chúng mình đã bao giờ nhìn thấy gió chưa? - Chúng mình có biết gió có tác dụng gì trong cuộc sống không? => Kết luận: Gió là một hiện tượng tự nhiên, gió làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường, không khí, làm cho mọi vật chuyển động phục vụ cho con người. |
-Trẻ lắng nghe cô đọc. -Bài thơ “Gió” - Nhà thơ Xuân Quỳnh.
-NT Xuân Quỳnh -“Tên tôi là gió” - Đi khắp mọi nơi. - Công việc của tôi không bao giờ nghỉ. - Gọi cá nhân trẻ trả lời. |
3. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ - Bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau đọc bài thơ này thật hay thật rõ ràng nhé! - Cả lớp đọc 2 – 3 lần. - Từng tổ đọc. - Từng tổ đọc nối tiếp nhau, đọc to – nhỏ. - Gọi cá nhân trẻ đọc. - Các bạn trai đọc. - Các bạn gái đọc. - Cô sửa sai cho trẻ. + Hỏi trẻ sau mỗi lần đọc: - Con vừa đọc bài thơ có tên là gì? - Bài thơ do tác giả nào sáng tác? - Bài thơ nói về hiện tượng tự nhiên gì? - Cho cả lớp đọc lại một lần. *Kết thúc: - Cho trẻ nhận xét. - Cô nhận xét tuyên dương - Cho trẻ hát bài “ Trời nắng, trời mưa” |