logo

Phân tích tác phẩm thơ trào phúng Buồn hỏng thi của Trần Tế Xương

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng – trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Phân tích bài thơ “Buồn hỏng thi” để thấy rõ ngòi bút trào phúng của nhà thơ


Dàn ý Phân tích tác phẩm thơ trào phúng Buồn hỏng thi của Trần Tế Xương

1. Mở bài: Khái quát chung về tác giả, tác phẩm 

2. Thân bài:

- Khái quát về tác giả Trần Tế Xương

+ Cuộc đời

+ Sự nghiệp

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Khái quát về tác phẩm Buồn hỏng thi

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Khái quát về nội dung, nghệ thuật

- Phân tích bài thơ

+ Hai câu thơ đầu: tâm trạng buồn tủi của nhân vật trữ tình khi bị thi hỏng

+ Hai câu thơ tiêp theo: lời trách móc của bản thân tác giả 

+ Bốn câu thơ cuối: lời tự trách chính mình

- Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

- Đánh giá lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, thó trào phúng

3. Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận.


Phân tích tác phẩm thơ trào phúng Buồn hỏng thi của Trần Tế Xương

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm “Buồn hỏng thi” của tác giả Trần Tế Xương là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế

“Bụng buồn còn muốn nói năng chi,

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

Một việc văn chương thôi cũng nhảm,

Trăm năm thân thế có ra gì?

Được gần trường ốc vùng Nam Định,

Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ.

Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”.

Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông sinh ra ở Nam Định. Ông được mọi người gọi với tên là Tú Xương. Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con – 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì nhà con đông, nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông –  bà Tú chăm lo và quán xuyến. Mặc dù cuộc đời của nhà thơ ngắn ngủ tuy nhiên ông đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với hơn 100 tác phẩm tiêu biểu bao gồm các thể loại khác nhau. Hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biếm phê phán chế độ phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. Ông luôn đứng về phía người dân nghèo. Đặc biệt, trong sự nghiệp cầm bút của mình ông còn khai thác thêm đề tài viết về vợ của mình  để bày tỏ tình yêu thương đối với người có sự hy sinh cao cả, chịu thương chịu khó lo cho gia đình và chồng con. Qua hình ảnh bà Tú trong các tác phẩm văn học của Tú Xương, tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam, tần tảo, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con. 

Phân tích tác phẩm thơ trào phúng Buồn hỏng thi của Trần Tế Xương

Bài thơ “Buồn hỏng thi” là một trong những sáng tác tiêu biểu của tác giả Trần Tế Xương. Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương. Bài thơ “Buồn thi hỏng “ cho thấy tâm trạng chán chường của ông. Với Tú Xương, buồn nhất là hỏng thi. Để tránh hỏng thi, ông cũng có đổi tên, nhưng cuối cùng vẫn thi trượt. Việc này khiến ông từng than: 

“Tế đổi làm cao mà chó thế

Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!”.

Mở đầu bài thơ là lời than vãn, tự trách tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình khi bị thi hỏng: 

“Bụng buồn còn muốn nói năng chi,

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

Từ "buồn” được nhắc lại hai lần diễn tả rõ  tâm trạng của nhà thơ. Việc bị hỏng thi khiến nhà thơ buồn không nói năng gì. Với Tú Xương, không có nỗi buồn nào bằng nào việc hỏng thi “đệ nhất buồn”.

Đến hai câu thơ tiếp theo, nhân vật trữ tình tự đánh giá bản thân là con người nhàm chán, có mỗi việc văn chương cũng không xong: 

“Một việc văn chương thôi cũng nhảm,

Trăm năm thân thế có ra gì?”

Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho “dài lưng tốn vải”. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Cuộc đời Tú Xương gắn liền với thi cử thất bại. Ông đã từng thi tới 8 lần nhưng chỉ đậu tú tài thiên chỉ lấy thêm. Nhà thơ tự trách bản thân, bản thân ông chỉ lo học hành thi cử nhưng không đỗ đạt, bản thân lại sống nương vào vợ, để bà Tú một mình gánh vác, lo toan cuộc sống.

Bốn câu thơ cuối, nhà thơ vẫn tự trách mình:

"Được gần trường ốc vùng Nam Định,

Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ.

Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy".

Nhân vật trữ tình tự trách bản thân dù được gần trường ốc vùng Nam Định nhưng vẫn thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ. Rõ thực nôm hay mà chữ dốt. Trường quy là những luật lệ học trò phải tuân theo khi làm văn bài, một phần để phòng ngừa gian lận, một phần để tỏ lòng tôn kính vua và các quan trường. Không tuân theo những luật lệ ấy thì gọi là "phạm trường quy".  “ Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Tám là số lần mà nhà thơ Tú Xương đã thi tú tài và chỉ đỗ lấy thêm. Ông luôn day dứt và tự trách bản thân mình.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc. Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị dễ hiểu. Qua bài thơ, nhà thơ bày tỏ tâm trạng buồn tủi, nỗi thất vọng về bản thân, lời tự trách than bản thân. Có thể nói thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú. Có những bài tự trào, tự khoe về mình, dùng ngôn ngữ lấp lửng, ỡm ờ, hoặc những từ hoàn toàn thô tục . . . Tứ thơ thường độc đáo, đột ngột, táo bạo gây sự chú ý và bám vào linh hồn của chủ đề. Có thể nói, Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng, trước hết vì tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú Xương rất chắc, hiệu quả cao.

icon-date
Xuất bản : 14/12/2023 - Cập nhật : 14/12/2023