logo

Dàn ý Phân tích bài thơ Ba cái lăng nhăng

Điều gì sẽ là những thứ có ảnh hưởng và tác động lớn nhất đối với người đàn ông? Không phải ai cũng có câu trả lời vừa ý. Vậy nên hãy cùng phân tích bài thơ Ba cái lăng nhăng của Tế Xương để tìm ra câu trả lời nhé!


Dàn ý Phân tích bài thơ Ba cái lăng nhăng

1. Mở bài: 

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề

2. Thân bài

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt

- Nhan đề

- 2 câu đầu

+ “Một trà, một rượu, một đàn bà”: 3 thứ tác động đến con người của một người đàn ông. Trong đó, trà tượng trưng cho thú vui tao nhã, sự vui vẻ trong táo. Rượu tượng trưng cho sự say, không còn tỉnh táo. Đàn bà là những người phụ nữ

+ “Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”: 3 điều được nhắc đến là những thói hư tật xấu, tác động ảnh hưởng chính đến người đàn ông. Quấy nhiễu đến chính cuộc đời

- 2 câu sau

+ “Chừa được cái nào hay cái nấy”: giảm bớt được một thói hư nào cũng là rất tốt

+ “Có chăng chừa rượu với chừa trà”: Ở đây có thể chừa được rượu với chà nhưng sự ham muốn về đàn bà thì không thể nào bớt đi được

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ

+ Trào phúng trữ tình: Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Sự lặp đi lặp lại của hình ảnh “rượu” và “trà”, làm nổi bật sự không thể thiếu của người đàn bà trong cuộc đời của người đàn ông. Hàm ý rõ ràng

+ Diễn tả thói hư tật xấu của người đàn ông (nghiện trà, rượu, ham của lạ). Đồng thời, nhấn mạnh rượu và trà có thể kiểm soát nhưng sự ham muốn đàn bà thì không thể. Bài thơ đã phản ánh một phần tâm hồn của người đàn ông và xã hội thời bấy giờ, coi phụ nữ là thứ hàng hoá rẻ rúng, có thể tùy ý mua vui, đùa giỡn.

- Ý nghĩa mà nhà thơ gửi gắm, điều đọng lại qua tác phẩm

3. Kết bài: 

Tổng kết lại vấn đề

Dàn ý Phân tích bài thơ Ba cái lăng nhăng

Phân tích bài thơ Ba cái lăng nhăng

Ta biết đến Tú Xương với những tác phẩm trào phúng đi sâu vào tiềm thức cũng như đánh thẳng vào tâm tưởng của người đọc. Ông luôn chọn cho mình cách “nhập thế” của một “nhà nho - quân tử” mang dòng máu cương phương của kẻ sĩ Bắc Hà. Bởi vậy những tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh những mặt trái của một xã hội suy tàn và cả con người. Điều này ta có thể thấy một phần vì con người trong thời kỳ ấy qua tác phẩm “Ba cái lăng nhăng” của ông.

Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nhà ông Tú đang gặp những khó khăn, túng quẫn. Ông tú thích rượu, trong lúc không tìm được, ông liền gọi bà Tú, biết bà thích văn chương, ông đã hưas làm thơ để vòi bà cho rượu lại thêm cả đồ nhắm. Từ đó mà bài thơ được ra đời. Một bài thơ nói lên cả cái thói “lăng nhăng” của người đàn ông, và ở đó lấy chính hình ảnh của ông Tú để làm khuôn thước. Bài thơ được viết:

“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái gì hay cái ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà”

Ngay từ khi đọc nhan đề, người đọc đã có thể hiểu được xuyên suốt tác phẩm hướng đến đó là “Ba cái lăng nhăng”. Ta dễ dàng đoán được cái thói lăng nhăng ấy xuất phát từ một người đàn ông, và ở đây với hình mẫu là ông Tú. Và khi đi vào tác phẩm, tác giả sẽ dâng bộc lộ ba thói xấu đó là gì, để từ đó người đọc có thể hiểu và có những suy nghĩ, cái nhìn mới mẻ về “thói lăng nhăng” của con người.
Ngay từ hai câu thơ đầu, ông Tú chủ động đưa ra điều mà ông coi là “cái lăng nhăng”:

“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”

Ông liệt kê có “trà”, “rượu” và “đàn bà”. Trong đó, như ta biết răng, “trà là một thú chơi tao nhã từ xưa. Thưởng trà là cách giúp thanh lọc tâm hồn, những người thưởng trà như một nghệ sĩ, phải là người có thời gian, có hiểu biết mới biết cách thưởng trà. Và dần sau đó, trà như một thức uống trong khi gặp mặt, thưởng trà đối thơ là việc làm rất thường thấy của các nho sĩ xưa. “Rượu” thứ gây say, đưa con người vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ. Và trong lúc uống rượu, hình ảnh những người làm thơ xuất hiện cũng rất nhiều. Rượu đưa con người vào cái thế giới hư hư thực thực, khơi gợi nguồn cảm hứng, và có lẽ bởi vậy mà rượu cũng được cho là một “cái lăng nhăng”. Cuối cùng là “đàn bà”, những người phụ nữ là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của một người đàn ông. Họ đến để chăm sóc, để bên cạnh và lấp đầy những nỗi ưu tư sầu muộn trong những người đàn ông. Và có lẽ vì vậy mà “ba cái lăng nhăng” được cho là “quấy”, nhiễu loạn cuộc sống của một con người. Nó được gọi là thú vui, là thứ khó bỏ. “Lăng nhăng” là cái tùy tiện, chẳng mấy giá trị. Nhưng chính “ba cái lăng nhăng” ấy lại khó thể nào buông bỏ được. Và nếu có bỏ thì cũng thật khó khăn:

“Chừa được cái gì hay cái ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà”

“Cái lăng nhăng” quấy cuộc đời của ông, ông muốn “chừa” chúng ra để đỡ hơn cho cuộc sống. Ấy vậy, chỉ “chừa rượu với chừa trà”, còn ham muốn về đàn bà thì không. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay nửa phong luôn không được đề cao. Người phụ nữ mang những giá trị thấp kém, mặc cho sự quyết định luôn nằm trong tay của những người đàn ông. Mặc cho họ chỉ là thú vui, thân phận thấp hèn và trước mặt những người đàn ông giá trị họ thấp kém. Nhưng đổi lại, họ lại là một “cái lăng nhăng”, “của lạ” mà đàn ông không thể bỏ.

Trước những diễn tả đầy chân thực của ông Tú, hiện lên trước mắt ta là thói xấu của đàn ông lúc bấy giờ. Với cái lối viết trào phúng nhưng vẫn đậm chất trữ tình, cùng ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Sự lặp đi lặp lại của hình ảnh “rượu” và “trà”, làm nổi bật sự không thể thiếu của người đàn bà trong cuộc đời của người đàn ông. Hàm ý được bộc lộ rõ ràng trong từng câu chữ, người đọc cũng phải bật cười vì thói đời hoan lạc. Cũng từ đó, tác giả diễn tả thói hư tật xấu của người đàn ông nghiện trà, nghiện rượu lại thêm ham của lạ. Đồng thời, nhấn mạnh rượu và trà có thể kiểm soát, có thể thay thế nhưng sự ham muốn đàn bà, những cái mới lạ từ người đàn bà thì là không thể.

Bài thơ đã phản ánh một phần tâm hồn của người đàn ông và xã hội thời bấy giờ, coi phụ nữ là thứ hàng hoá rẻ rúng, có thể tùy ý mua vui, đùa giỡn. Cũng có thể thấy chỉ là những câu thơ được làm trong nhất thời nhưng cũng làm rõ cái hiện thực của một xã hội. Mà ở đó đồng tiền chi phối xã hội, người đàn ông làm chủ gia đình. Ta cũng có thể thấy thơ ông luôn đem lại cái bất ngờ thú vị, tiếng cười trong thơ ông sắc bén, xé toang cái hình thức bề ngoài của đối tượng và ở đây ý chỉ về những người đàn ông, khiến chúng bị phơi bày nguyên hình về cái thói xấu, tật hư. Có thể nói, nhà thơ đã đem đến cho văn học những bức ký họa thơ đầy ấn tượng về một cuộc sống phức hợp vừa đa dạng vừa cụ thể, chi tiết. Trào phúng trong thơ Tế Xương chưa bao giờ là khô khan, là nhạt nhẽo vì được viết trên nền tảng của cảm xúc thực, hình ảnh thực. Trào phúng trong bài thơ không chỉ gây cười mà bao giờ cũng thâm thúy sâu cay bằng chiều sâu nhận thức.

“Ba cái lăng nhăng” của Tú Xương đã thể hiện phong cách riêng của nhà thơ, trào phúng sâu cay thói đời tệ bạc của đàn ông. Từ đó làm nổi bật giá trị người phụ nữ lúc bấy giờ, đối với người đàn ông thì họ là một thú vui, là một “lăng nhăng” không thể bỏ. Từ đó cho ta cái nhìn về người đàn ông trong xã hội lúc bấy giờ

icon-date
Xuất bản : 09/12/2023 - Cập nhật : 09/12/2023