logo

Phân tích chất trào phúng trong bài thơ chế học trò ngủ gật

Nguyễn Khuyến sống trong thời kì triều đình nhà Nguyễn lụi tàn, xã hội có nhiều chuyển biến. Vì thế tính chất trào phúng được đưa vào rất nhiều tác phẩm của ông. Cùng tôi tham khảo bài viết “chế học trò ngủ gật”. 


Dàn ý Phân tích chất trào phúng trong bài thơ chế học trò ngủ gật

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Phân tích chất trào phúng trong bài thơ chế học trò ngủ gật)

Thân bài:

- Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xã hội lúc Nguyễn Khuyến ra làm quan

- Nêu khái niệm thơ trào phúng: dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm, tiếng nói chống lại những điều xấu xa, lố lăng, là lời nói mỉa mai, châm biếm sâu cay 

- Đưa ra những hình ảnh lúc ngủ của cậu học trò=> tạo tiếng cười hài hước, hóm hỉnh

- Sử dụng để nói lên tiếng lòng của mình về hiện thực giáo dục trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Phê phán thực trạng lười biếng và trốn học của học sinh

- Đả kích, vạch mặt bọn thực dân Pháp 

==>  dùng tiếng cười để nói lên hiện thực xã hội 

Phân tích chất trào phúng trong bài thơ chế học trò ngủ gật

Kết bài:

- Khái quát lại giá trị của tính chất trào phúng: đem đến cho mọi người tiếng cười hóm hỉnh, mỉa mai phê phán thực trạng đen tối của xã hội

- Bài học mà nhà thơ muốn nhắn gửi


Phân tích chất trào phúng trong bài thơ chế học trò ngủ gật

  Nguyễn Khuyến là nhà thơ yêu nước nổi tiếng cuối thế kỷ XIX. Vì đỗ đầu cả ba kỳ thi lên ông thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu tha thiết gắn bó đối với quê hương đất nước, lời thơ là những dòng tâm sự, bất mãn, u buồn trước thời thế. Ông có những đóng góp đa dạng cho nền văn học dân tộc đặc biệt là thơ trào phúng. Bài thơ “chế học trò ngủ gật” gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc bằng tính chất trào phúng qua những tiếng cười hài hước, hóm hỉnh.

“Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
...
Dễ thường bắt chước Chu Y đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.”

     Để làm rõ được tính chất trào phúng trong tác phẩm, ngòi bút Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến soi chiếu vào từng chân dung, góc độ của cuộc sống để thấy được bản chất xấu xa của con người trong thời kỳ đó. Ta có thể hiểu thơ trào phúng là thơ dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm của con người, đó là tiếng nói chống lại những điều xấu xa, lố lăng, là lời nói mỉa mai, châm biếm sâu cay đến bọn người đê tiện của xã hội. Qua đó vạch mặt kẻ thù, đánh sâu vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch của con người. Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn. Với tâm thế là một nhà nho, ông không thể đứng yên mà dùng lời thơ của mình để đánh thẳng vào tâm lý kẻ địch. Ông luôn giữ cho mình tình yêu quê hương, đất nước, tình thương dân tộc. Chính vì thế nhà thơ từ chối hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. Ông quyết định từ quan và quay về quê để dạy học. Lòng yêu đất nước, lỗi nó trước thời thế đã khơi gợi trong lòng Nguyễn Khuyến bộc lộ những tiếng nói trào phúng gắn quyện với trữ tình. Đến với “chế học cho ngủ gật” là bài thơ trào phúng nhưng giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hài hước mang đến những tiếng cười cho mọi người. Tác phẩm viết ra để nói về một cậu học trò lười biếng ngủ gật trong lúc học cạnh thầy. Nguyễn Khuyến đã tái hiện lại bức tranh cuộc sống học đường thời phong kiến, mang nhiều màu sắc thể hiện cái đa chiều của một nhà nho học. Nguyễn Khuyến đã mang đến tiếng cười hài hước qua những trò mà cậu học sinh bày ra để lừa thầy trốn học. “Gật gà gật gưỡng nực cười thay” đây là trạng thái không tỉnh táo, đang mơ ngủ rất nực cười. Tiếng cười hài hước, hóm hỉnh còn được Nguyễn Khuyến miêu tả qua các hành động “giọng khê nồng nặc”, “mắt lại lim dim”, “đồng nổi la liệt đảo”, “ma men chi đấy tít mù say”. Ông đã đưa vào các hình ảnh cùng với biện pháp nói quá làm cho bài thơ trở nên hóm hỉnh, khôi hài xua tan đi cái căng thẳng của lớp học. Thế nhưng những tiếng cười ấy chỉ là vẻ bề ngoài cho hiện thực xót xa. 

Tính chất trào phúng được Nguyễn Khuyến sử dụng để nói lên tiếng lòng của mình về hiện thực giáo dục trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội mà nền văn hóa nho học không được đề cao, khi thực dân Pháp bày ra những trò lố lăng để làm hại dân ta. Tuy bài thơ chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, tinh tế của thầy giáo cùng với việc sử dụng các ngôn ngữ hài hước gây lên tiếng cười. Thế nhưng ẩn sâu trong tiếng cười ấy là lời phê phán thực trạng lười biếng và trốn học của học sinh. Qua các tình huống trong lớp học cùng với nghệ thuật phóng đại, ngôn ngữ và giọng điệu mỉa mai Nguyễn Khuyến đã đưa nghệ thuật trào phúng vào trong thơ một cách có chiều sâu. Qua đó đả kích, vạch mặt bọn thực dân Pháp đang lộng hành trên đất Việt. Nhờ tính chất trào phúng bài thơ “chế học trò ngủ gật” đã bộc lộ được hết những suy nghĩ ẩn sâu trong nhà thờ Tam Nguyên Yên Đổ. Qua đó ông đã dùng tiếng cười để nói lên hiện thực xã hội, một xã hội với nhiều thú vui, tật xấu cùng các thủ tục lạc hậu làm mất dần đi vẻ đẹp vốn có của con người Việt Nam.

  Tính chất trào phúng qua bài bài đem đến cho mọi người tiếng cười hóm hỉnh. Là tiếng nói mỉa mai phê phán thực trạng đen tối của xã hội. Qua đó là bài học giúp ta nhận thức đúng đắn về xã hội, về con người chọn ra con đường phù hợp cho mình, nhiệm vụ giữ gìn, bảo về Tổ Quốc luôn đặt lên hàng đầu.

icon-date
Xuất bản : 09/12/2023 - Cập nhật : 09/12/2023