Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Dàn ý và 10 bài mẫu phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Cái chết của con Mực hay nhất, giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu tham khảo, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Thân bài:
- Khái quát lại nội dung câu chuyện -> Cốt truyện được xây dựng dựa trên sự kiện chính là cái chết của con chó, một cốt truyện tương đối đơn giản nhưng lại có chiều sâu, đa nghĩa và có sức ám ảnh lớn, gây xúc động mạnh cho người đọc.
- Xác định chủ đề: Thông qua câu chuyện về một con chó xấu xí, tác giả ngầm phê phán thói vô cảm của người đời đối với những số phận bất hạnh, đồng thời nhắc nhở con người cần sống tình nghĩa, trước sau như một
- Đánh giá chủ đề:
+ Cái chết của con Mực là phương diện để phản ánh giá trị của bản thân trước sức mạnh của xã hội, đặc biệt là một xã hội đề cao tập quán. Cũng chính lối sống đó đã đưa loài người vào cạm bẫy của xã hội, họ sẵn sàng từ bỏ giá trị cốt lõi của bản thân để theo đuổi cái nhìn của người khác. Họ không muốn người khác xem thường, họ bắt chước theo sức mạnh của người khác để rồi sau những biến cố mà họ tự áp đặt cho bản thân vượt quá giới hạn để tìm lại sự hoàn lương cho con người mình.
+ Truyện cũng gián tiếp thể hiện tiếng nói phê phán cái lối sống ích kỉ, vô tình vô nghĩa của con người. Nhân vật “tôi” đã bỏ nó ở lại vì vướng víu; khi trở về thì quên bẵng không nhớ gì đến nó, dù trước đó đã thầm hứa với mình là sẽ nuôi nó khi được trở lại nhà.
+ Truyện cũng cho thấy, khi con người sống vô tình vô nghĩa, người ta sẽ chuốc lấy những sự cắn rứt, dằn vặt của lương tâm.
- Đặc sắc về nghệ thuật của truyện
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, thể hiện nội tâm nhân vật một cách bộc bạch rõ ràng.
+ Cách dẫn truyện linh hoạt và hấp dẫn khiến người đọc được nhập tâm vào câu chuyện.
+ Nghệ thuật đối lập giữa sức mạnh tình thương của một cá nhân không thể chiến thắng quan niệm cổ hủ của một tập thể
Kết bài
- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của truyện: Truyện ngắn "Con chó xấu xí" là câu chuyện không chỉ đặc sắc về mặt nghệ thuật mà còn sâu sắc về mặt chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị.
“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình” đó là nhận định của độc giả Hà Minh Đức về Nam Cao. Đúng vậy! Nam Cao luôn thể hiện cái tôi ngông của bản thân, với đặc trưng viết truyện ngắn đồng thời ông cũng nói lên quan điểm sáng tác qua chủ đề và nghệ thuật của truyện “cái chết của con Mực”, có thể nói từng câu từng chữ đối với tác phẩm đã đi cùng những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt của Nam Cao để tạo nên những thành công đáng kể cho tác phẩm này.
Truyện ngắn “cái chết của con Mực” kể về số phận của một con chó, được mọi người gọi với tên là Mực. Chính vì có nhiều tật xấu trong người nên con chó này đã được người ta định ngày giết, nhưng may mắn thay có nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Nhưng rồi ngày giết thịt cuối cùng cũng tới, người ta lấy con Mực ra giết thịt để ăn mừng sự trở về sau nhiều năm xa nhà của người con trai tên Du. Và rồi chính Du là người được giao việc giết thịt nó, là một người sở hữu lòng yêu thương con vật tình cảm của Du dành cho con Mực cũng vậy, nhưng vì muốn bản thân là một con người mạnh mẽ trong mắt mọi người, đặc biệt muốn có tinh thần như bao người xung quanh nên anh cũng đã đồng tình để giết Mực. Nhưng sau đó mực bị bắt giết anh lại hối hận và nghẹn ngào khóc.
Một tác phẩm thành công là một tác phẩm chứa đựng vô vàn tâm huyết của tác giả. Bởi vậy Nam Cao như đang bày tỏ nỗi niềm của ông đến với loài vật vậy, ta thấy hình ảnh cậu Vàng phải bán đi vì thiếu thốn nợ nần qua truyện “Lão Hạc”, đến với “Cái chết của con Mực ta thấy hình ảnh con Mực phải giết thịt vì sức mạnh của cá nhân không chiến thắng được sức mạnh của tập thể. Có lẽ Nam Cao đang hiện thực hóa số phận của những con vật, một số phận rẻ rúng, một số phận bi thảm bởi cuộc đời chỉ gói gọn trong những vòng xoáy của xã hội.
Đọc một chữ ta cảm được sự độc lập của cốt truyện, nhưng khi đọc từng câu từng chữ trong “Cái chết của con Mực” lại thấy những liên kết sâu sắc đến nỗi khiến trái tim con người phải lay động. Lay động vì niềm thương cảm cho số phận của con Mực khi được đón nhận trong một ngôi làng với quan niệm mang tính tập quán cổ hủ, lay động vì sự nhu nhược của một cá nhân trước sức mạnh của tập thể. Đồng thời Cái chết của con Mực cũng là phương diện để phản ánh giá trị của bản thân trước sức mạnh của xã hội, đặc biệt là một xã hội đề cao tập quán. Cũng chính lối sống đó đã đưa loài người vào cạm bẫy của xã hội, họ sẵn sàng từ bỏ giá trị cốt lõi của bản thân để theo đuổi cái nhìn của người khác. Họ không muốn người khác xem thường, họ bắt chước theo sức mạnh của người khác để rồi sau những biến cố mà họ tự áp đặt cho bản thân vượt quá giới hạn để tìm lại sự hoàn lương cho con người mình.
Bởi chủ đề và nghệ thuật luôn là yếu tố song hành để tạo nên một tác phẩm có hồn, cái “hồn” đó đã được Nam Cao thổi theo làn gió đi đến trái tim của độc giả bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và nhân đạo. Ngòi bút đấy không chỉ chinh phục trái tim độc người đọc, tác giả còn chinh phục nhận thức của mỗi cá nhân bằng nghệ thuật đối lập khi phản ánh sức mạnh tình thương của một cá nhân không thể chiến thắng quan niệm cổ hủ của một tập thể. Chính tác giả cũng từng nói rằng: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những đau khổ kia thoát từ những kiếp lầm than”, quả thật là như vậy! Nam Cao không lừa dối độc giả, Nam Cao còn cho thấy những nét chân thực những cái nhìn chính diện về phía nhân vật qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Tác giả như đang mở ra một bản hòa thanh trong chính tác phẩm của mình vậy, không những là sự kết hợp hài hòa mà ẩn sâu trong đó còn chứa đựng những nỗi niềm chưa được giãi bày ra trong Nam Cao nói riêng và tác phẩm “Cái chết của con Mực” nói chung.
Có thể trước đó bản thân Nam Cao là một nhà văn, nhưng sau tác phẩm “Cái chết của con Mực” chúng ta có thể nhìn Nam Cao với hào quang của một người nghệ sĩ. Ông không chỉ đem đến một chủ đề mang tính nhân văn vô cùng lớn mà chung một ánh hào quang đó là sự tỏa sáng của nghệ thuật sử dụng một cách linh hoạt tài tình vì vậy chừng đó yếu tố đã cho ta thấy cái mới mẻ trong văn chương của Nam Cao là vô cùng lớn. Đồng thời tác phẩm cũng là một bài học cuộc sống khuyên con người ta cần có lòng nhân ái, sống kiên định luôn giữ vững lập trường và bảo vệ lí lẽ trong bản thân mỗi chúng ta.
Nhà văn Kim Lân là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học nước ta. Với cái nhìn chân thực và sự nhạy bén trong việc diễn đạt, ông đã tạo ra nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm "Con chó xấu xí" - một trong những truyện ngắn được đánh giá là hay nhất của ông. Chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện được khắc họa rõ nét và tinh tế dưới ngòi bút tài hoa của tác giả.
Kim Lân là tác giả chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ nên sở trường của ông là viết về nông thôn và những người nông dân. Ông có phong cách viết văn nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ngôn ngữ phong phú, sống động, đồng thời cũng rất gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường thế nên nó mang đậm màu sắc của nông thôn. Trong các tác phẩm của ông, nổi bật nhất có lẽ là truyện ngắn “Con chó xấu xí” lấy trong tập truyện cùng tên được ra mắt năm 1962, mang đậm phong cách sáng tác của Kim Lân. Câu chuyện kể về con chó với vẻ bề ngoài xấu xí và bị nhân vật “tôi” đối xử hờ hững, lạnh nhạt. Mặc dù bị bỏ rơi giữa chiến tranh bom rơi đạn lạc, chú chó tới tận lúc chết vẫn trung hậu, tình nghĩa và một lòng nhớ về gia đình nhân vật “tôi” – điều này đã khiến cho nhân vật “tôi” thức tỉnh, vừa thương xót chú chó vừa hối hận về hành động của mình.
Mượn chuyện loài vật để nói về cuộc đời con người, tác giả tô đậm chủ đề của câu chuyện, đó chính là đề cao, ngợi ca lối sống tình nghĩa, giàu tình yêu thương cũng như phê phán lối sống vô tình vô nghĩa. Đây là một chủ đề quen thuộc, gần gũi trong văn học, là nguồn cảm hứng dồi dào cho nhiều nhà văn nhà thơ. Chủ đề này cũng nhiều cảm xúc suy nghĩ trong lòng người đọc bởi giá trị nhân văn mà tác giả gửi gắm. Chủ đề này được thể hiện rõ nét qua câu chuyện. Cụ thể, chỉ vì ngoại hình con chó xấu xí nên mọi người xa lánh, ghẻ lạnh. Khi kể loạn lạc xảy ra gia đình nhân vật tôi buộc phải bỏ lại nó mặc cho nó kêu như than khóc. Khi trở về cũng quên luôn sự tồn tại của con chó. Mặc dù bị đối xử như vậy, con chó vẫn trung hậu với gia đình nhân vật tôi khi lẻn rời khỏi nhà cụ Móm để tìm về nhà chủ với hy vọng gặp lại chủ nhân của mình; dù đói khát vẫn quyết chờ đợi đến khi gặp lại được vợ nhân vật tôi mới ra đi. Có thể thấy rõ, tác giả chọn nhân vật một chú chó đại diện cho người có lối sống trung hậu, tình nghĩa trước sau như một và chọn nhân vật “tôi” để đại diện cho bộ phận những người sống hờ hững, lạnh nhạt, vô tình vô nghĩa.
Nhân vật con chó xấu xí nhưng lại trung thành với chủ cũng thể hiện một bài học về cách nhìn nhận về người khác mà tác giả nhắn nhủ, đó là chúng ta không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài mà nên đánh gia qua nội tâm, tính cách, phẩm chất của họ. Như vậy, đây là hay và sâu sắc được thể hiện tinh tế dưới ngòi bút tài hoa của tác giả. Đây cũng là chủ đề tái hiện được rõ nét phong cách truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Chủ đề này vốn đã là một chủ đề phổ biến trong văn học nhưng ở truyện ngắn “Con chó xấu xí” nó càng được làm rõ hơn và để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả qua việc tác giả gửi gắm qua nhân vật con chó một thái độ sống, phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có. Từ việc thể hiện chủ đề của câu chuyện, tác giả truyền đạt tới người đọc bài học về tư tưởng nhân đạo sâu sắc thấm thía cũng như cách nhìn nhận đánh giá phù hợp về một sự vật, sự việc hay con người trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, câu chuyện cũng đặc sắc trên phương diện nghệ thuật. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất - người kể chuyện là nhân vật “tôi” trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện và trần thuật lại sự việc, vì vậy, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” bộc bạch trực tiếp, chân thật, đồng thời làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật một cách sinh động và gần gũi. Tác giả xây dựng tình huống éo le nhưng không gay cấn, không kịch tính mà vẫn có sự lôi cuốn, hấp dẫn xoay quanh thời gian từ khi con chó xấu xí được nuôi ở gia đinh nhân vật “tôi” đến khi nó chết. Thông qua tình huống này tính cách các nhân vật như chú chó, nhân vật “tôi” và vợ nhân vật “tôi” được khắc họa rõ nét. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật. Ông không đi sâu vào việc khai thác nội tâm nhân vật với những giằng xé, mâu thuẫn, day dứt mà dẫn dắt từ sự việc, tình huống đến sự thay đổi, phát triển theo hướng tích cực trong nội tâm, suy nghĩ của nhân vật. Điều này được thấy rõ qua cách tác giả miêu tả tâm lí nhân vật “tôi”: Từ thái độ ghẻ lạnh, hờ hững với con chó có vẻ ngoài xấu xí, tới chút quan tâm vu vơ khi hỏi thăm về con chó, tới việc thương tiếc khi nghe tin về cái chết hết sức đau lòng của nó và cuối cùng là nỗi day dứt, ân hận về thái độ trước kia của mình. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện tài năng qua nghệ thuật xây dựng nhân vật khéo léo: Tác giả lựa chọn nhân vật vô tình vô nghĩa là người chủ và chọn nhân vật giàu tình nghĩa, trung hậu là 1 con vật nuôi có bề ngoài xấu xí. Cách xây dựng nhân vật này một lần nữa nhấn mạnh thái độ phê phán lối sống lạnh nhạt hờ hững cũng như cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm. Lối kể chuyện tuần tự, nhẹ nhàng, giọng văn mộc mạc, gần gũi cùng cốt truyện được xây dựng đơn giản mà thấm thía khiến cho thông điệp, bài học mà tác giả gửi gắm đi vào lòng bạn đọc một cách tự nhiên.
Như vậy, với lời kể gần gũi, chân thật, cốt truyện đơn giản, tình huống éo le, những diễn biến trong tâm lí nhân vật “tôi” cùng hình tượng con chó tuy xấu xí nhưng trung hậu, tình nghĩa, tác giả vừa đề cao, tôn vinh lối sống trọng tình cảm, giàu tình thương cũng như lên án, tố cáo lối sống lạnh lùng, vô cảm. Từ đó, câu chuyện gieo vào tâm trí bạn đọc nói chung và bản thân em nói riêng một bài học với giá trị nhân văn cao đẹp, về một lối sống đáng ngợi ca và noi theo. Câu chuyện “Con chó xấu xí” gắn với tên tuổi của nhà văn Kim Lân sẽ sống mãi trong trái tim mỗi bạn đọc muôn thế hệ.
>>> Xem thêm: Top 10 Phân tích đoạn cuối của bài thơ Đất Nước (10 câu thơ cuối) đạt điểm cao