logo

Đoạn văn phân tích bài thơ Mưa giông của Nguyễn Lãm Thắng

Thiên nhiên tươi đẹp muôn màu muôn vẻ là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca. Mưa giông là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở Việt Nam. Nhắc đến mưa giông ta nhớ đến những vần thơ của Nguyễn Lãm Thắng. Sau đây, mời các em cùng tìm hiểu các đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng.


Đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng – Mẫu 1

“Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng là bài thơ thiếu nhi giàu ý nghĩa và vô cùng sinh động, hấp dẫn. Mở đầu bài thơ là những từ ngữ miêu tả sự chuyển biến của thời tiết khi cơn mưa giông sắp tới “Ầm ầm sấm chớp/ Gió cuộn mây về” và chỉ một thoáng sau đó mưa đã bắt đâu rơi “lộp độp”. Từ láy tượng thanh “lộp độp” gợi ra những liên tưởng vô cùng độc đáo, người đọc dường như nghe được thanh âm bên tai và chứng kiến toàn bộ khung cảnh bầu trời chuyển mưa. Cơn mưa rơi xuống cánh đồng lúa, mới buổi trưa nắng gắt những “cô nàng lúa” phải chịu mệt mỏi, thì giờ đây mưa về đừng buồn bã mà hãy thoả sức “reo vui ca hát”. Bài thơ có ý nghĩa ca ngợi tình yêu thiên nhiên trong mỗi con người, đồng thời truyền tải niềm vui và hi vọng của con người và cây cỏ.

Đoạn văn phân tích bài thơ Mưa giông của Nguyễn Lãm Thắng - ảnh 1

 


Đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng – Mẫu 2

“Ầm ầm sấm chớp” chính là những dấu hiệu báo rằng trời đang chuyển mưa giông. Thông qua bài thơ “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng, ta cần hiểu và yêu thêm cơn mưa này. Cơn mưa rơi lộp độp trên cánh đồng lúa, tác giả đã nhân hoá khi cơn mưa mà có thể “trườn”, chúng len lỏi cố gắng xâm nhập vào những con đê. Trên cánh đồng lúa lúc này, những bông lúa đang run rẩy trong gió bởi vì mới buổi trưa nay, chúng phải chiến đấu mệt nhọc với cơn nắng gắt. Tuy nhiên, cơn mưa giông không hề làm hại đến bông lúa, dưới cơn mưa bông lúa có thể thoả sức reo vui và ca hát. Và chính nhờ những cơn mưa giông, đã góp phần giúp bông lúa trổ bông, phát triển nhanh chóng cho mùa gặt mới, đem tới lương thực cho bà con nông dân. Hình ảnh mưa giông ở đây còn tượng trưng cho những khó khăn, vất vả trên hành trình trưởng thành đồng thời nhấn mạnh niềm tin, hi vọng sẽ vượt qua, và thành quả xứng đáng nhất sẽ đến.


Đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng – Mẫu 3 

Đoạn văn phân tích bài thơ Mưa giông của Nguyễn Lãm Thắng - ảnh 2

Thiên nhiên như một người bạn thân thiết của con người, đặc biệt là với người nông dân. Hình ảnh những cơn mưa giông rơi xuống trên cánh đồng lúa đã được Nguyễn Lãm Thắng thể hiện rõ nét qua bài thơ “Mưa giông”. Bầu trời đang quang đãng bỗng dưng chuyển mưa, ầm ầm sấm chớp kéo tới, lan toả khắp không gian vô cùng lạnh lẽo. Cơn mưa rơi lộp độp trên cánh đồng lúa bao la, dù mới trưa nay trời vẫn còn đang hửng nắng, thế nhưng bây giờ lại đột ngột mưa. Những bông lúa thấm mệt khi buổi trưa phải chiến đấu với cơn nắng gắt, giờ đây bầu trời tỏ ra bực bội trút xuống những cơn mưa giông. Thế nhưng bông lúa đã bỏ qua đi nỗi sợ sệt mà đắm mình trong cơn mưa, “Lúa cứ thoả thuê/ Reo vui ca hát”. Biện pháp tu từ nhân hóa được Nguyễn Lãm Thắng vận dụng vô cùng độc đáo, bông lúa mà biết “Reo vui ca hát”, chúng cùng nhau nhảy múa hạnh phúc đón chào cơn mưa giông đang tới. Nhờ có cơn mưa giông mà mai sau lúa sẽ trổ đòng, đơm bông, chuẩn bị một mùa gặt mới bội thu. Bài thơ chứa đựng những ý nghĩa, những cảm xúc sâu sa về cuộc sống, đó chính là những khó khăn trong hành trình trưởng thành, nhưng hãy luôn vững niềm tin và hi vọng thì sẽ vượt qua.


Đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng – Mẫu 4

Chúng ta thường sợ những cơn mưa vì nó mang lại cảm giác buồn bã, lạnh lẽo và ảm đạm. Tuy nhiên thiên nhiên cũng giống như cuộc sống, chúng luôn thay đổi bất chợt, không phải lúc nào bầu trời cũng sẽ hửng nắng. Bài thơ “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng đã mượn hình ảnh mưa giông để thể hiện một ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống qua những vần thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Cơn mưa chợt đến với sự xuất hiện của tiếng sấm “ầm ầm” như chia đôi bầu trời làm hai nửa, những âm thanh mưa rơi “lộp độp”, những cơn gió thổi từng cơn lạnh lẽo. Với sự chuyển mình hung dữ của thiên nhiên, những bông lúa trên cánh đồng trở nên sợ sệt, tuy nhiên tác giả đã an ủi chúng rằng “Đừng có sợ sệt/ Bình tĩnh lúa ơi!”. Dù buổi trưa bông lúa có mệt nhoài vì trời nắng gắt, nhưng giờ đây gặp khó khăn bông lúa phải bình tĩnh mà chiến đấu tiếp. Và khi bông lúa bình tĩnh, những khó khăn ấy cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh, bông lúa sẽ cảm thấy hạnh phúc “reo vui ca hát” vì mình đã vượt qua. Và khi vượt qua những nghịch cảnh nhờ vào niềm tin và hi vọng, bông lúa sẽ đạt được những thành quả xứng đáng, đó là sự “trổ đòng, đơm bông”, đó chính là một mùa màng bội thu. Bài thơ không chỉ thể hiện niềm vui của thiên nhiên và sự mạnh mẽ của cơn giông mà còn khẳng định niềm tin và hi vọng của vạn vật. 

-----------------------------------------------

Trên đây là bài viết các đoạn văn phân tích bài thơ  “Mưa giông” của Nguyễn Lãm Thắng. Hi vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

icon-date
Xuất bản : 21/08/2023 - Cập nhật : 22/08/2023