logo

Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Ông phỗng đá

Đề bài: Phân tích bài thơ ông phỗng đá ngắn


Dàn ý tổng quát phân tích bài thơ Ông Phỗng đá

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài

- Giới thiệu về khái quát về phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Khái quát về ý nghĩa nhan đề

Hai câu đầu: miêu tả chân dung ông phỗng đá, hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam

- “Ông đứng đó làm chi hỡi ông”: băn khoăn, mỉa mai

- “Trơ trơ như đá, vững như đồng”: làm rõ hình ảnh ông phỗng đá đứng kiên định

Dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Ông phỗng đá

Hai câu thơ tiếp: sử dụng các câu hỏi tu từ liên tiếp, dồn dập gợi ra khung cảnh của đất nước, lời phê phán mỉa mai thực trạng xã hội.

- “Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?”: câu hỏi với ý chê trách, mỉa mai

- “Nước non đầy vơi có biết không?”: câu hỏi về thực trạng xã hội, chế giễu châm biếm những người không giúp gì cho đất nước

Khái quát về đặc sắc nghệ thuật chào Phụng

Kết bài

- Nêu giá trị nội dung tác phẩm, bài học cùng lời phê phán thực trạng xã hội.


Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Ông Phỗng đá

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả: hoàn cảnh suất thân, thời gian ra làm quan, phong cách sáng tác,…

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, nội dung chính của bài, giá trị tác phẩm đem đến cho nhà thơ và cho nền văn học Việt Nam,…

Thân bài:

- Khái quát lại hoàn cảnh ra đời, những chuyển biến trong tư tưởng nhà thơ

- Đánh giá nhan đề “ông phỗng đá”: Đây là bài thơ trào phúng, xuất hiện hình ảnh ông phỗng đá- hình tượng đá đặc trưng trong văn hóa Việt Nam

- “Ông đứng đó làm chi hỡi ông?” Câu hỏi tu từ không có lời đáp, thể hiện thái độ băn khoăn, mỉa mai

- Thán từ “hỡi” kết hợp đại từ “ông”: Nhấn mạnh ý nghĩa câu hỏi

- “Ông đứng”: trạng thái đứng im, không thay đổi

- Từ láy “trơ trơ”: Đứng trơ không gì thay đổi được trước mọi tác động

- So sánh “như đá”, “như đồng”: Hình ảnh ông phỗng đá đứng rất kiên định, không gì lay chuyển được

==> Hai câu thơ đầu Nguyễn Khuyến miêu tả chân dung ông phống đá, từ đó ẩn ý muốn dùng những lời mỉa mai châm biếm xã hội. Phê phán những thói xấu của bọn quan lại đứng nhìn nước rơi vào cảnh lầm than, nhân dân cực khổ mà không biết hành động.

- “Đêm ngày giữ gìn cho ai đó?”: câu hỏi tu từ, gợi sự tò mò muốn biết ông phỗng đứng vững như vậy để bảo vệ điều gì 

==> là lời trách móc ẩn ý muốn nói đến những vị quan trong xã hội, những người thờ ơ trước đất nước

- “Nước non vơi đầy”: Đất nước hiện ra thật đẹp, ý muốn nói đến đất nước thịnh vượng, khung cảnh tráng lệ

- “Nước non vơi đầy”: còn gợi thực trạng xã hội nhiều biến động, triều đình nhà Nguyễn suy thoái, đất nước dần lụi tàn, thực dân Pháp xâm lược, quan lại bù nhìn

==> Hai câu cuối là hai câu hỏi tu từ, nhịp điệu dồn dập, liên tiếp mở ra bao suy tư mới. Đó là những lời phê phán thực trạng xã hội, cho thấy sự nhu nhược của triều đình, cũng là lời trách móc chính mình không làm được gì cho đất nước.

Đánh giá đặc sắc nghệ thuật chào Phụng

- Nguyễn Khuyến đã sử dụng lối viết văn trào phúng, nhằm đưa đến cho người đọc những ý nghĩ đầy mỉa mai, giễu cợt chua cay.

- Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi chân thực

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ,…

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung của tác phẩm

- Nêu bài học, lời phê phán thực trạng xã hội: Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cùng với sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn, Thực dân Pháp đang lộng hành trên đất Việt, chúng bày ra nhiều trò lố lăng. Bài học cảnh tỉnh về lòng yêu nước.


Phân tích bài thơ Ông Phỗng đá chi tiết

    Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp đa dạng cho nền văn học dân tộc đặc biệt về mảng thơ nôm, thơ trào phúng. Bài thơ “ông phỗng đá” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ trào phúng của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ. Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đã trên hòn non bộ:

“Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”

    Nguyễn Khuyến ra làm quan vào thế kỷ XIX, khi đất nước hỗn loạn, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, triều đình nhà Nguyễn dần lụi tàn. Chính vì thế Nguyễn Khuyến đã có những thay đổi mới mẻ trong tư tưởng làm thơ, ông viết nhiều bài thơ trào phúng để nói lên hiện thực xã hội. Nhan đề “ông phỗng đá” gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ. Đây là bài thơ trào phúng xuất hiện hình ảnh ông phỗng đá- hình ảnh tượng đặc trưng trong văn học Việt Nam.  Nguyễn Khuyến đã xây dựng hình ảnh ông phỗng đứng cô đơn, lẻ loi vững chắc trên hòn non bộ ở giữa hồ. Hai câu thơ đầu là câu hỏi tu từ khắc họa hình ảnh ông phỗng đá:

“Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng”

Câu thơ mở đầu tác phẩm được viết dưới dạng câu hỏi tu từ gợi nhiều suy nghĩ. Đây là câu hỏi không có lời đáp, hỏi để thể hiện thái độ băn khoăn với ẩn ý mỉa mai xã hội. Thán từ “hỡi” kết hợp với đại từ “ông” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của câu hỏi, từ đó giúp câu thơ tăng tính thuyết phục, tạo nên tính nhạc cho tác phẩm. “Ông đứng” là trạng thái đứng yên, vững chắc không gì lay chuyển được. “Ông đứng” kết hợp với từ láy “trơ trơ” tái hiện rõ hình ảnh ông phỗng đứng trơ không gì thay đổi được trước mọi tác động của ngoại cảnh. Nguyễn Khuyến đã so sánh “trơ trơ như đá, vững như đồng” làm hiện lên với hình ảnh rất kiên định, không gì lay chuyển được. Hai câu thơ đầu được Nguyễn Khuyến miêu tả chân dung ông phỗng đá. Từ đó ẩn ý muốn dùng những lời mỉa mai châm biếm sâu cay đến xã hội. Phê phán những thói xấu của bọn quan lại đứng nhìn nước rơi vào cảnh lầm than, nhân dân cực khổ mà không biết hành động. Chúng đã bị những hào nhoáng trước mắt che lấp, điển hình cho bộ mặt xấu xa của xã hội. Nguyễn Khuyến đã làm rõ chân dung ông phỗng đã qua hai câu thơ cuối:
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”
Câu hỏi tu từ tiếp tục được sử dụng gợi sự tò mò muốn biết ông phỗng đứng vững như vậy để bảo vệ cho điều gì. Ẩn sâu sau câu hỏi đó là lời trách móc với ẩn ý muốn nói đến những vị quan trong xã hội, những người thờ ơ trước đất nước. Họ là những người sống trong xã hội khủng hoảng, triều đình suy sụp, nhân dân cơ cực lầm than. Thế nhưng, những con người ấy vẫn trơ mắt đứng nhìn, không có một động thái nào đứng ra để bảo vệ đất nước. 

Kết thúc bài thơ cũng bằng một câu hỏi tu từ “nước non vơi đầy có biết không?”. Câu hỏi ấy gửi ra trong ta bao suy nghĩ. Người đọc có thể hiểu theo hai nghĩa sau: “Nước non vơi đầy” ý muốn chỉ một đất nước thật đẹp, giàu có, thịnh vượng kết hợp với khung cảnh tráng lệ. Thế nhưng dường như sống trong hoàn cảnh xã hội như thế, ý thơ Nguyễn Khuyến lại mang một nghĩa khác. “Nước non vơi đầy” còn nói đến thực trạng xã hội nhiều biến động, triều đình nhà Nguyễn suy thoái, đất nước dần lụi tàn, thực dân Pháp xâm lược, quay lại bù nhìn. Hai câu thơ cuối là hai câu hỏi tu từ, nhịp điệu dồn dập, liên tiếp mở ra bao suy tư mới. Đó là những thực trạng xã hội, cho thấy sự nhu nhược của triều đình. Cũng là những lời trách móc chính mình không làm được gì cho đất nước.

Nguyễn Khuyến đã thành công khi sử dụng nghệ thuật trào phúng vào trong những dòng thơ. Nhằm đưa đến cho người đọc những ý nghĩ đầy mỉa mai, giễu cợt chua cay thực trạng xã hội. Với việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh gần gũi, chân thực kết hợp với các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, “ông phỗng đá” đã trở thành tác phẩm đỉnh cao cho phong cách sáng tác của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.     

  Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cùng sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đang lộng hành trên đất Việt, chúng bày ra nhiều trò lố lăng. Bài thơ là lời cảnh tỉnh về lòng yêu nước, khơi dậy ý thức bảo vệ Tổ Quốc.

icon-date
Xuất bản : 09/12/2023 - Cập nhật : 09/12/2023