logo

Phân tích quan điểm triết học Phật giáo về nhân sinh của phật giáo. Ý nghĩa về quan điểm nhân sinh của phật giáo

icon_facebook

Đáp án cho câu hỏi Phân tích quan điểm triết học Phật giáo về nhân sinh của phật giáo. Ý nghĩa về quan điểm nhân sinh của phật giáo chính xác, dễ hiểu nhất. 


1. Thân thế, sự nghiệp của Phật Thích Ca

Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI tr.CN. Người sáng lập ra phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddharta), họ là Gôtama, dòng họ này thuộc bộ tộc Sakya. Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn, vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.

Về năm sinh của phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung nhiều ý kiến cho rằng phật sinh vào năm 563 tr.CN. Ông sinh ngày 8/4 năm 563 tr.CN nhưng theo truyền thống phật lịch thì tính là ngày 15/4 ( rằm tháng tư ) gọi là ngày phật đản. 

Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã hội đã khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm đạo lí cứu đời. Vì vậy năm 29 tuổi người đã rời bỏ hoàng cung xuất gia tu đạo, đến năm 35 tuổi người đã đắc dạo tìm ra chân lí. Ông trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới gọi là phật giáo.

Từ đó người đi khắp nơi để truyền bá đạo lí của mình, sau này ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: đức phật (Buddha), Người giác ngộ hay Thích Ca - mâu ni (sakyamuni), Thánh thích ca (vị thánh dòng họ thích ca ). Xét về mặt triết học, phật giáo được coi là triết lí thâm trầm sâu sắc về vũ trụ và con người. 

Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á. Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là Tam tạng kinh bao gồm: Tạng kinh: ghi lại những lời dạy của phật thích ca; Tạng luật: những điều quy định mà giáo đoàn phật giáo phải tuân theo; Tạng luận: các tác phẩm luận giải về phật giáo của các học giả cao tăng về sau.


2. Quan điểm về triết lý nhân sinh của phật giáo

Nội dung triết lý nhân sinh của phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết  “Tứ diệu đế”  tức là bốn chân lý tuyệt diệu mà đòi hỏi mọi người phải nhận thức được.

Phân tích quan điểm triết học Phật giáo về nhân sinh của phật giáo. Ý nghĩa về quan điểm nhân sinh của phật giáo

- Một là khổ đế: Là triết lý về cuộc đời và con người là bể khổ, ít nhất có tám nỗi khổ. Đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau mà phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không được), ngũ thụ uẩn (do năm yếu tố tạo nên con người). Vậy con người ở đâu, làm gì cũng khổ.

- Hai là nhân đế (tập đế): Triết lý về nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo cho rằng nỗi khổ của con người là có nguyên nhân, phật giáo đưa ra 12 nguyên nhân của sự khổ gọi là thuyết “thập nhị nhân duyên”.

1) Vô minh: Là không sáng suốt.

2) Duyên hành: Là ý muốn thúc đẩy hành động.

3) Duyên thức: Tâm từ trong sáng trở nên u tối.

4) Duyên danh sắc: Sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan

cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).

5) Duyên lục nhập: Là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan.

6) Duyên xúc: Là sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác.

7) Duyên thụ: Là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

8) Duyên ái: Là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài.

9) Duyên thủ: Do yêu thích rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy.

10) Duyên hữu: Là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.

11) Duyên sinh: Là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.

12) Duyên lão tử: Là già và chết vì có sự sinh thành.

Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn của nỗi khổ đau nhân loại.

– Ba là diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái niết bàn.

– Bốn là đạo đế: Là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó cũng là con đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt tới hạnh phúc. Phật giáo đưa ra tám con đường chân chính gọi là (bát chính đạo).

1) Chính kiến: Là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế.

2) Chính tư duy: Là suy nghĩ đúng đắn.

3) Chính ngữ: Nói năng phải đúng đắn.

4) Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn, không làm việc xấu, nên làm việc thiện.

5) Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn.

6) Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực đúng hướng, không biết mệt mỏi.

7) Chính niệm: Là tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát.

8) Chính định: Là kiên định, tập trung tư tưởng cao độ mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường.

Ngoài tám con đường chính để diệt khổ, phật giáo còn đưa ra năm điều răn để mỗi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người. Đó là:  bất sát (không được sát sinh);  bất dâm (không được dâm dục);  bất vọng ngữ (không được nói năng thô tục, bậy bạ); bất ẩm tửu (không được rượu trà); bất đạo (không được trộm cướp).


3. Ý nghĩa về quan điểm nhân sinh của phật giáo

- Về mặt tích cực: phật giáo nói lên được tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, phê phán sự bất công, đòi tự do bình đẳng xã hội. đồng thời nêu lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch của cuộc đời, làm cho con người không ngừng tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân.

- Về mặt tiêu cực: trong triết lý nhân sinh của phật giáo vẫn mang nặng tính bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.

icon-date
Xuất bản : 26/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads