Đáp án cho câu hỏi Anh chị hãy phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và nêu ý nghĩa của quy luật? Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn thì bản chất anh chị vận dụng ý nghĩa đó như thế nào chính xác, dễ hiểu nhất.
Câu hỏi:
Anh chị hãy phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và nêu ý nghĩa của quy luật? Trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn thì bản chất anh chị vận dụng ý nghĩa đó như thế nào?
Trả lời:
* Khái niệm
- Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các đặc trưng để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
- Lượng là tính quy định bên trong vốn có của sự vật biểu hiện bằng con số của các thuộc tính, tổng số những đại lượng, trình độ và quy mô phát triển của nó.
* Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Chất và lượng của sự vật hiện tượng là 2 mặt thống nhất quy định lẫn nhau. Sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng được thể hiện trong quan hệ nhất định và trong quan hệ đó chất và lượng cùng quy định sự tồn tại của sự vật thì quan hệ đó gọi là độ của sự vật. Vậy, độ là giới hạn và trong giới hạn độ của mình sự vật còn là nó chưa biến thành sự vật hiện tượng.
- Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng liên hệ tác động lẫn nhau làm cho sự vật vận động biến đổi, sự vận động biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi vượt quá giới hạn độ dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy và ở thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút.
- Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật nhưng nó không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật
* Ý nghĩa
- Quy luật lượng chất giúp ta hiểu được bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ. Và chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ. Do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để có sự thay đổi về chất phải quan tâm đến quá trình tích lũy về lượng và khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ thì phải thực hiện bước nhảy. Đó là yêu cầu khách quan của sự vận động phát triển của sự vật.
- Phải có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy: quy luật của tự nhiên và quy luật của quy luật của đời sống xã hội đều có tính khách quan. Song sự khác nhau giữa quy luật của giới tự nhiên và quy luật của đời sống XH là ở chổ: quy luật trong giới tự nhiên diễn ra tự phát, còn quy luật của đời sống XH chỉ được giải quyết thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, trong hoạt động thực tiễn chẳng những chúng ta phải xác định được quy mô và nhịp điệu bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời cơ thực hiện kịp thời các bước nhảy khi điều kiện cho phép.
* Vận dụng
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bản thân em vận dụng ý nghĩa đó vào trong học tập như sau:
Biển lớn tri thức nhân loại thật bao la vô tận. Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh thần còn phải luôn tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là để phục vụ cho bản thân. Ti thức tồn tài dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp thu nó bằng nhiều cách khác nhau. Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện,… của mỗi người. Quá trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất. Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú, ở ví dụ này chúng tôi chỉ xin giới hạn việc làm rõ quy luật lượng chất thông qua quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên và học viên.
Là sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm. Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính tử sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học. Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi và chuyển sang 1 giai đoạn mới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đây đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì SV cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định. Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông, sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng viên đã cung cấp. Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng trước đó (ở bậc học phổ thông) tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại. Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục hướng sinh lên tầm tri thức cao hơn.
Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là kì thi tốt nghiệp. Vượt qua kì thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với giai đoạn trước. Quá trình đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong chính bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội.
Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của học sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, không chỉ với bản thân người học mà còn rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo. Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của ngành giáo dục bởi vì mặc dù sẹ tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng có “chất”.
Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục. Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học. Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người.