Câu trả lời đúng nhất: Theo Lênin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy các thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là: Vật chất là phạm trù triết học, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan, Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhé!
Định nghĩa vật chất của Lê nin có nội dung cụ thể như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
– Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
Cần phân biệt khái niệm "vật chất" với tư cách là phạm trù triết học (phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm "vật chất" được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính).
>>> Xem thêm: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là?
Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
– Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
>>> Xem thêm: Của cải vật chất là gì?
Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chấtvới tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.
Hai là, khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan", "được đem lại cho con người trong cảm giác" và "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin không những đã khẳng định tính thử nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự "chép lại, chụp lại, phản ánh" của con người đối với thực tại khách quan.
a) Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen định nghĩa: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy".
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận đứng im; song, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời.
Vận động trong thế cân bằng là vận động chưa làm thay đổi cơ bản vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật; chưa làm thay đổi cơ bản chất của sự vật.
Đứng im là hiện tượng tương đối vì đứng im chỉ xảy ra đối với một số hình thức vận động và trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả các hình thức vận động và với tất cả các quan hệ. Đứng im là hiện tượng tạm thời vì đứng im chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định chứ không tồn tại vĩnh viễn
b) Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian". Vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động.
Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất qui định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai.
--------------------------------
Qua bài viết trên Top lời giải đã cập nhật những kiến thức về thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là gì? Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.