logo

Phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

icon_facebook

Người xưa thường nói, tình yêu càng nhiều thì lòng nghi ngờ càng nặng. Nàng Sita qua bao câu chuyện vẫn bị chính người chồng mà mình hết lòng kính trọng không tin tưởng. Mời các em theo dõi bi kịch này qua bài phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man.


Dàn ý phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Mở bài:

- Giới thiệu truyện Nàng Sita và đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

- Nội dung khái quát của truyện 

Thân bài:

- Vị trí đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man trong Nàng Sita, nội dung của đoạn trích

- Phân tích phân cảnh “chết thay”: Sita nguyện tìm đến cái chết, đã thực sự tuyệt vọng về số phận và mất niềm tin vào người chồng. Ha-nu-man hết lời khuyên ngăn, cuối cùng một thị nữ nguyện chết thay nàng.

- Phân đoạn nhớ nhung vợ của Pơ-liêm: 10 năm trôi qua, ngài nhớ về người vợ và lúc này mới thực sự hối hận. Ngài phát hiện ra thân phận thật sự của hoàng hậu hiện tại, Si-la được Ha-nu-man dẫn tới và nhận ra Sita vẫn còn sống.

- Cảm nhận về kết cục của truyện: Sita không quay về hoàng cung, Pơ-liêm đuổi Riếp và trở thành một vị vua anh minh, sống cùng Sila.

=> Cái thiện lại một lần nữa chiến thắng, tình yêu dù bị nghi ngờ che mắt nhưng cuối cùng vẫn được đề cao.

Kết bài: Nêu cảm nhận chung về đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man.

Phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Truyện Nàng Sita là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ, được cải biên thành nhiều phiên bản khác nhau. Đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở. Qua đó, tác phẩm đề cao tình yêu chung thủy, lòng dũng cảm và sự nghi ngờ luôn được chôn chặt phía sau mỗi người.

Đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện Nàng Sita (Hồi VII và hồi VIII), sau khi Sita được giải cứu. Nàng Sita bị vu oan và suýt bị quỷ Riếp đóng vai thành hoàng hậu Su-pa-kha ban chết. Nhờ có Ha-nu-man và một thị nữ bên cạnh nguyện chết thay, nàng mới may mắn thoát thân. 10 năm sau, nhà vua ngày đêm mong nhớ và ân hận, nhưng buồn thay chỉ gặp lại được đứa con của hai vợ chồng. Nàng Sita đã đến một thế giới khác, vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man. Đó không tính là một cái kết đẹp, nhưng chính là cái giá của sự nghi ngờ trong lòng nhà vua, để từ đó ngài trở thành một vị vua anh minh hơn.

Cảnh VII mở ra khi Su-pa-kha đã lên làm hoàng hậu và sai sử Ha-nu-man giết chết và mang trái tim của nàng Sita quay về. Nhưng Ha-nu-man là vị thần hiểu rõ thiện ác đúng sai, nhất thời không khuyên được vua nên mới phải nhận lệnh. Nhưng chàng không giết Sita, dù Sita liên tục cầu chết nhưng chàng vẫn không ra tay. Bởi từ xưa, Thần Khỉ và vị thần tốt, tác giả và nhân dân đều cho rằng chàng sẽ đứng về phía cái thiện. Và đúng như vậy, chàng giúp Sita che dấu, giúp nàng trốn thoát với cái thai trong bụng. Điểm nổi bật của phân cảnh này chính là người thị nữ, người nguyện chết và hiến trái tim của mình thay Sita. Phân cảnh “chết thay” là một trong những phân cảnh ấn tượng nhất của đoạn trích, thể hiện sự bế tắc của Sita, đồng thời cho thấy lòng trung thành của Ha-nu-man và thị nữ.

Sau 10 năm xa cách, Pơ-liêm luôn nhớ nhung về người vợ yêu quý của mình. Ngài ngày đêm hối hận vì những nghi ngờ và lời nói làm tổn thương Sita, hành động dung túng Su-pa-kha ban cái chết cho người vợ yêu quý của mình. Dù là hoạn quan muốn dâng thị nữ hay hoàng hậu bấy giờ, Su-pa-kha đến an ủi thì tâm trạng của nhà vua vẫn không yên. Ngài liên tục hỏi về Sita, gặng hỏi “Thế Sita của ta đâu?”. Có lẽ nhiều người khiển trách nhà vua, nhưng dù có sai, vua Pơ-liêm cũng không thực sự đáng trách. Ngược về quá khứ của ông, tuổi thơ bị hoàng hậu chuyên quyền, vua cha mất đã chôn sâu mầm mống nghi ngờ trong lòng nhà vua. Vậy nên, dù có là người vợ chung chăn gối với mình bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và khiến cho sự nghi ngờ chi phối mình.

Phân tích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

Ở phần này, điểm sáng chính là Si-la, con trai của vua Pơ-liêm và hoàng hậu Sita. Chàng được thần Khỉ đưa đến, cất lên tiếng ca tuyệt diệu mà chỉ có Sita mới có thể hát. Và nhờ đó, hai cha con nhận nhau, nỗi đau đáu và hối hận không yên suốt bao năm của nhà vua mới được nguôi ngoai, Pơ-liêm vỡ òa trong niềm vui sướng.. Vì nàng Sita, vợ của vua vẫn chưa chết vì sai lầm của ông, vẫn sống vui vẻ và hạ sinh một đứa trẻ thông minh sáng dạ của cả hai. Nhà vua liên tục đốc thúc Ha-nu-man đi tìm hoàng hậu trở về. Nhưng cái kết khiến cho nhiều người hụt hẫng, vì hoàng hậu không trở về, nàng đã tới một không gian khác. Nhà vua sống cùng con trai, trở thành một vị vua sáng dạ, anh minh.

Kết thúc này thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, đề cao tình yêu và lòng chung thủy. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng kết thúc này còn dang dở, không thỏa mãn người đọc. Nhưng có lẽ, chính cái kết như vậy mới khiến cho thói “nghi ngờ” của nhà vua chính thức kết thúc. Bên cạnh ông có đứa con trai thông minh, có trung thần Ha-nu-man phò trợ, trở thành một vị vua vĩ đại trong lịch sử. Ở các bản kết khác, Sita được trở về, nhưng ai biết đâu sau này chuyện gì sẽ xảy ra? Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man đã thực sự khai thác một phiên bản của Nàng Sita vô cùng chân thực, đặc sắc.

icon-date
Xuất bản : 21/02/2024 - Cập nhật : 21/02/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads