logo

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề bài thơ Sở kiến hành

Sở kiến hành là một bài thơ vô cùng nổi tiếng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết nghị luận phân tích đánh giá chủ đề bài thơ Sở kiến hành.


Dàn ý nghị luận phân tích đánh giá chủ đề bài thơ Sở kiến hành

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm nổi tiếng Sở kiến hành

- Giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

- Nêu vấn đề cần nghị luận chính trong toàn bộ bài: chủ đề của bài thơ Sở kiến hành.

2. Thân bài:

- Khái quát về bài thơ và tác giả, tác phẩm. Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đều vô cùng xuất sắc, một trong số đó phải kể đến Truyện Kiều, Sở kiến thành,…

- Bài thơ Sở kiến thành được viết hoàn toàn bằng chữ Hán khi mà Nguyễn Du có dịp sang thăm Trung Quốc và chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây.

- Chủ đề của bài thơ xoay quanh cuộc sống khổ cực, lầm than, đói nghèo của người dân Trung Quốc và cũng có nhiều nét tương đồng với nhân dân Việt Nam.

- Trong khi nhân dân phải chịu cảnh đói nghèo thì bọn quan lại hưởng cuộc sống xa hoa, hưởng vinh hoa phú quý. Tác giả Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thông cho số phận của người dân và lên án tội ác của bọn cầm quyền.

- Tác phẩm Sở kiến thành còn tạo nên tiếng vang không chỉ nhờ vào chủ đề đặc sắc của toàn bộ tác phẩm mà còn nhờ vào những tình tiết, tâm tư, tình cảm và mong muốn của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những giá trị, nội dung và chủ đề đặc sắc của bài thơ.

- Nêu những cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề bài thơ Sở kiến hành

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề bài thơ Sở kiến hành (Hay và đầy đủ nhất)

Tố Hữu đã từng nhận định về Nguyễn Du rằng “người xưa của ta nay”, ông nói như vậy có nghĩa rằng dù Nguyễn Du là một nhà thơ sống trong thời đại trước nhưng những sự rung cảm, tài năng vượt thời gian của cụ Nguyễn Du vẫn sẽ mãi trường tồn theo năm tháng. Nguyễn Du đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam ta và vươn tầm thế giới. Những sáng tác của cụ để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, một trong số đó phải kể đến bài thơ Sở kiến hành với chủ đề vô cùng độc đáo và mới lạ.

 Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đều vô cùng xuất sắc, một trong số đó phải kể đến Truyện Kiều, Sở kiến thành,… Bài thơ Sở kiến thành được viết hoàn toàn bằng chữ Hán khi mà Nguyễn Du có dịp sang thăm Trung Quốc và chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây.

Những hình ảnh trong bài thơ được khắc họa rõ ràng và hoàn toàn đối lập nhau. Nếu ở những khổ thơ đầu người đọc cảm thông trước số phận hình ảnh mẹ con người ăn xin đang phải xin từng bữa ăn, đang đứng bên bờ vực cái chết. Đáng buồn thay, họ lại sắp chết vì đói. Những hình ảnh thơ ấy tạo nên những suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là sự thương xót và xót xa vô cùng.

Đối lập với hình ảnh đó chính là cuộc sống xa hoa, lãng phí của bọn quan lại. Bọn chúng bày ra những món ăn hấp dẫn, cao sang đầy rẫy sơn hào hải vị như “Vây cá hầm gân hươu/ Lợn dê mâm đầy ngút”. Hình ảnh ấy trở nên lố bịch và đáng lên án khi đặt cạnh “Mớ rau lẫn tấm cám” của mẹ con người ăn xin.

Bọn quan lại chỉ thờ ơ gắp cho qua, thử một vài miếng rồi lại buông đũa. Đáng lên án nhất phải kể đến thức ăn ngon lại được đem cho đàn chó, những chú chó no say với sơn hào hải vị trong khi đó con người thì lê lết sắp chết vì đói.

Chủ đề của bài thơ xoay quanh cuộc sống khổ cực, lầm than, đói nghèo của người dân Trung Quốc và cũng có nhiều nét tương đồng với nhân dân Việt Nam. Trong khi nhân dân phải chịu cảnh đói nghèo thì bọn quan lại hưởng cuộc sống xa hoa, hưởng vinh hoa phú quý. Tác giả Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thông cho số phận của người dân và lên án tội ác của bọn cầm quyền.

Tác phẩm Sở kiến thành còn tạo nên tiếng vang không chỉ nhờ vào chủ đề đặc sắc của toàn bộ tác phẩm mà còn nhờ vào những tình tiết, tâm tư, tình cảm và mong muốn của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Cụ Nguyễn Du đã cảm thông, thương xót cho số phận vất vả của những người ăn xin, đồng thời còn thể hiện sự bất bình, căm phẫn, lên án trước thái độ hoang phí, tàn nhẫn và thờ ơ, coi mạng người như cỏ rác của giai cấp thống trị.

Tác phẩm đã lựa chọn một chủ đề hoàn toàn độc đáo và gây rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Đồng thời còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, mong ước một xã hội sẽ tươi sáng, tốt đẹp và phát triển hơn trong tương lai.

Bài thơ chính là sự thành công của việc lựa chọn chủ đề và nội dung của tác phẩm, Nguyễn Du vô cùng tài ba và xứng với câu nói “Con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn năm”.

icon-date
Xuất bản : 08/03/2024 - Cập nhật : 06/04/2024