logo

Nghị luận về khái niệm tình yêu thương trong truyện ngắn Mò sâm banh

Trong truyện ngắn “Mò sâm banh” của tác giả Nam Cao, tình yêu thương đã được tác giả gợi mở cho chúng ta bằng một khái niệm thật rõ ràng. Hãy cùng Toploigiai viết bài nghị luận về vấn đề Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được. nhé!


Dàn ý Nghị luận về khái niệm tình yêu thương trong truyện ngắn Mò sâm banh

a. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện ngắn “Mò sâm banh”

- Giới thiệu về tác giả Nam Cao

b. Thân bài:

- Giải thích về câu nói: Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được

- Chứng minh cho ý nghĩa của  câu nói trên:

+ Sự yêu thương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Mò sâm banh”:

+ Sự yêu thương được thể hiện như thế nào trong cuộc sống thường ngày:

+ Vì sao chúng ta cần phải thể hiện tình yêu thương bằng hành động chứ không phải bằng lời nói:

+ Những thể hiện của tình yêu thương trong bằng hành động

- Phản đề: Vẫn có những người sống vô cảm với cuộc đời, chỉ dùng những lời nói xuông để quan tâm người khác chứ không phải thật tâm quan tâm đến vấn đề của họ

c. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về câu nói vừa phân tích

Nghị luận về khái niệm tình yêu thương trong truyện ngắn Mò sâm banh

Nghị luận về khái niệm tình yêu thương trong truyện ngắn Mò sâm banh

Tình yêu thương vốn là một đề tài nổi bật trong nền văn học Việt Nam. Từ văn học cổ điển cho đến văn học hiện đại, dù trong thời kì nào chúng ta cũng có thể tìm thấy được tác phẩm về tình yêu thương, về sự san sẻ giữa con người và con người. Đặc biệt đề tài này nổi bật hơn cả là trong văn học trào phúng. Những tác phẩm về thời kì này có thể kể tới như: Lão Hạc, Tắt đèn, Chí Phèo,… Thế nhưng, lại có một tác phẩm tuy không nổi tiếng bằng nhưng lại gây được tiếng vang rất lớn trong lòng độc giả đó là truyện ngắn “Mò sâm banh” của tác giả Nam Cao. Có một câu văn trong câu truyện này cũng khiến cho chúng ta phải tự mình suy ngẫm về tình yêu thương trong cuộc sống: “Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được”

Nam Cao là một cây bút nổi tiếng trong phong trào hiện thực phê phán của Việt Nam. Được mệnh danh là “nhà văn hiện thực xuất sắc”, những tác phẩm của ông thường ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi cái thật đến đau lòng, thật đến xót xa, đau đớn của một thời xã hội cơ cực. Câu truyện “Mò sâm banh” đã cho chúng ta thấy được những bài học nhân văn, ý nghĩa từ đề tài tình yêu thương trong tác phẩm.

Tình yêu thương là điều thuần túy và đơn giản nhất trong cuộc đời của mỗi người. Tình yêu thương tựa như một ngọn đuốc đang cháy rực rỡ, bập bùng thắp nên hy vọng của cuộc sống, của tình người giữa đêm đen vô tận. Tình yêu thương sẽ kéo chúng ta ra khỏi những khoảnh khắc đau khổ nhất của cuộc đời, trao cho chúng ta một cơ hội mới để mở sang một trang mới, từ bỏ cuộc sống đầy bi thương này. Những biểu hiện của tình yêu thương, của sự quan tâm là điều mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhất. Nếu như bạn không cảm nhận được sự yêu thương thì chính là chẳng có sự quan tâm nào xảy ra ở đây cả. Thương yêu mà cứ để một mình mình biết thì chẳng có nghĩa lý gì cả. Sẽ chẳng có ai công nhận rằng tình yêu thương ấy tồn tại ngoài bản thân bạn cả. Hãy tìm cách để thể hiện tình yêu đó ra ngoài, để cho người được nhận tình yêu thương cũng cảm nhận được điều tương tự mà chúng ta muốn trao đi, muốn gửi gắm.

Trong câu truyện “Mò sâm banh” cậu bé Tề đã cho chúng ta thấy được rõ hơn về ý nghĩa của câu nói trên. Khi thấy cha mình lo lắng vì sợ bị ông chủ trách phạt, Tề đã không ngần ngại nhận nhảy vào bể nước sâu tìm lại chai sâm panh cho cha mình. Với sức lực nhỏ bé của mình, nhưng Tề vẫn cố gắng dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ cho cha. Nhưng thật đau buồn thay khi em đã không còn trên cõi đời này để cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình nữa. Dù cho hai cha con cùng thể hiện ra được tình yêu thương, thế nhưng cách yêu thương của hai người lại thật khác nhau. Từ đó, khiến cho chúng ta bỗng nảy ra một suy nghĩ: “Nếu như tình yêu thương chỉ được giữ lại trong lòng thì điều gì sẽ xảy ra?” Đoạn kết của câu truyện như đã là lời trả lời chân thật nhất cho câu hỏi trên mà chúng ta vừa đưa ra.

Chúng ta nhìn thấy những người già neo đơn, những người hành khất khó khăn giữa cuộc sống muôn màu. Chúng ta thương cảm cho họ vì cái đói, cái lạnh, nhưng rồi chúng ta lại chẳng hành động gì để giúp họ giảm bớt cái lạnh, cái đói đó thì cũng chỉ là một sự quan tâm thoáng qua mà thôi. Nếu thật sự dành tình thương yêu cho họ thì dù lớn dù nhỏ hãy giúp cho họ có được một hơi ấm mà từ lâu họ đã chưa được nhận. Đừng để mọi chuyện trôn vùi trong hố sâu mà không tài nào xoay chuyển như cách Bác Tề làm với con trai mình. Người đàn ông ấy đã thể hiện tình yêu thương của mình sai cách nên đánh mất đi người thân cuối cùng của mình để từ đó chúng ta hiểu rằng “Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được”.

Hãy hành động chứ đừng để hành động đó chỉ dừng lại là một sợi suy nghĩ mỏng manh. Cuộc sống của chúng ta ngắn lắm, đừng để bản thân mình phải hối hận bởi chính những quyết định của mình khi nhìn lại. Tình yêu thương đôi khi chỉ là bát cháo hành thơm ấm sau khi thức dậy, tình yêu thương đôi lúc cũng chỉ là bốn bát bánh đúc vào lúc con người ta đói khổ nhất. Tình yêu thương chân thành một khi đã được trao đi sẽ chẳng có cách nào để che dấu được cả. Sống là để “Cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương” bằng những cách mình không ngờ tới nhất.

Tình yêu thương chính là sự nhân văn trong cuộc sống này. Tôi xin mượn những lời hát sau trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để kết lại vấn đề nghị luận trên:

Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi

icon-date
Xuất bản : 20/03/2024 - Cập nhật : 20/03/2024