logo

Phân tích bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật

Nhắc tới Phạm Tiến Duật, ắt hẳn chúng ta không thể quên những bài thơ gắn liền với chiến trường, với các anh bộ đội, các cô thanh niên xung phong. Và một trong số đó có bài thơ "Nhớ". Bài thơ là nỗi nhớ của chiến sỹ lái xe anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để hiểu chi tiết từng câu, từng chữ của nỗi nhớ đó, hãy cùng Toploigiai phân tích trong bài viết dưới đây


Dàn ý Phân tích bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật

I. Mở bài

1. Tác giả

Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong 14 năm tại ngũ, ông đã có 8 năm gắn bó với Trường Sơn với Đoàn 559. Cũng chính trong thời gian này Phạm Tiến Duật đã sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng, ông từng bộc bạch: “Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn”.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Hiện tại chưa có nguồn tin chính xác về năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Nhớ”, nên cần sử dụng sự áng chừng và suy đoán, dùng cảm nhận riêng của mỗi người để thấu hiểu tác giả.

b. Tóm tắt nội dung cơ bản của bài thơ

Bài thơ "Nhớ" của Phạm Tiến Duật tập trung vào việc miêu tả sự hiện hữu của nỗi nhớ trong tâm trí người viết. Thông qua các hình ảnh sống động và ngôn từ tinh tế, bài thơ khám phá sự gợi nhớ về quá khứ và tình cảm với những kỷ niệm đã qua. Các hình ảnh như "vết thương xoàng", "tiếng xe reo", "nằm ngửa nhớ trăng", "nằm nghiêng nhớ bến", và "nhớ lưng đèo" đều thể hiện sự đau khổ và khao khát tái hiện lại những ký ức. Bài thơ vừa là một cuộc tận hưởng nỗi nhớ vừa là một lời kỷ niệm về quá khứ, thể hiện sự quan tâm và tình cảm sâu sắc của người viết về những thời điểm đã qua.

II. Thân bài

- Luận điểm 1: 2 câu đầu: đưa độc giả về lại cảnh thời chiến, không chỉ tạo ra một bối cảnh sống động mà còn gợi nhớ lại sự bi tráng và nỗi nhớ. Từng chi tiết như "cái vết thương" và "tiếng xe reo" đều tạo ra một không gian đầy cảm xúc, thể hiện sự gợi nhớ về quá khứ và tình cảm sâu sắc của người viết đối với những ký ức đã qua.

- Luận điểm 2: Hình ảnh của việc nằm ngửa và nghiêng nhớ về trăng và bến tạo ra một không gian yên bình và sâu lắng, trong khi hình ảnh của việc ngồi dậy và nhớ lại lưng đèo thể hiện sự bất ngờ và nỗi nhớ đậm đặc. Tất cả những hình ảnh này kết hợp lại tạo nên một bức tranh về sự nhớ nhung và tâm trạng hoài niệm của người viết, đồng thời gợi lên nhiều cảm xúc sâu sắc và tình cảm với quá khứ đã qua.

- Luận điểm 3: Liên hệ với một số tác phẩm tương đồng

- Luận điểm 4: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

III. Kết bài

Khẳng định lại sự tài tình trong ý thơ của Phạm Tiến Duật, liên hệ, trích dẫn một số nhận định để củng cố luận điểm


Phân tích bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật

      Nhà thơ Mai Văn Phấn đã nói: “Phạm Tiến Duật là người đã mang đến cho thi ca trong những năm tháng chiến tranh một đời sống mới cả về thi pháp lẫn nội dung”.Cũng không còn có một nhà thơ nào được những người lính nói về như ông: “Chúng tôi tựa vào những câu thơ của Phạm Tiến Duật để đi vào mặt trận”. Và như thế, ông đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của một người lính và của một nhà thơ trong chiến tranh, để từ đó, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một “Nhớ” có một không hai, ngắn gọn nhưng đầy xúc động:

Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi mang đầy những nét văn hóa dân gian của dân tộc, cũng vì lẽ vậy mà mảnh đất hữu tình ấy đã bồi đắp cho Phạm Tiến Duật một tình yêu nước lúc nào cũng rực cháy và mãnh liệt đến vậy. Trong 14 năm tại ngũ, ông đã có 8 năm gắn bó với Trường Sơn với Đoàn 559. Cũng chính trong thời gian này Phạm Tiến Duật đã sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng, ông từng bộc bạch: “Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn”. Thông tin cụ thể về năm và hoàn cảnh chính xác khi Phạm Tiến Duật viết bài thơ "Nhớ" không được ghi chép rõ ràng trong nguồn thông tin hiện có. Tuy nhiên, có thể suy đoán rằng tác giả đã viết bài thơ này dựa trên những trải nghiệm cá nhân và cảm xúc của tác giả về tình yêu và nhớ nhung, cũng như về một thời “Trường Sơn huy hoàng” gắn liền với của đời của ông.

Phân tích bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật (ảnh 1)

Bài thơ mở đầu bằng một câu nói rất chủ quan, coi thường khó khăn gian khổ, coi thường nỗi đau về thể xác:

“Cái vết thương xoàng mà đưa viện…”

Khi tham gia chiến tranh, việc bị thương là điều không thể tránh khỏi dù là bất kì ai, bất kì thành phần nào, đặc biệt là đối với những người lính trực tiếp tham gia mặt trận. Từ “ xoàng” là một tính từ chỉ sự tầm thường, bình thường, không có gì đáng nói. Nhưng để đặt trong câu thơ “vết thương xoàng”, Phạm Tiến Duật muốn nhấn mạnh sự can đảm và dũng cảm của những người lính. Lời thơ giống một câu nói giao tiếp bình thường nhưng đã được nhà thơ khéo léo bi tráng hóa, khiến nó trở nên tự nhiên như không hề có sự chọn lựa, trau chuốt. Việc nhìn những vết thương của những chàng lính giờ không còn đáng sợ hay đau đáu nữa, mà nó trở nên hết sức tầm thường mà họ chỉ phủi đi cho xong. Họ coi thường cái chết, đó là một trong những phẩm chất đáng quý của người lính trong thời chiến bấy giờ, họ xông pha, dân hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng, để đổi lấy một hòa bình cho đất nước. Những người lính thời bấy giờ đa số là thanh niên trẻ, họ vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn, tuổi chơi nhưng đã phải tham gia kháng chiến. Chính vì vậy, thanh xuân của họ cũng gắn liền với bom đạn chiến tranh nhưng chắc chắn một điều rằng, họ sẽ không bao giờ hối hận “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa”. Và cũng có lẽ, việc thiêng liêng, cao cả nhất chính là được hy sinh cho tổ quốc, những chàng trai trẻ ấy có thể chưa trưởng thành, ngông nghênh không sợ thứ gì nhưng họ cũng đủ hiểu rằng tổ quốc quý giá đến nhường nào, họ phải có được độc lập tự do bằng bất cứ giá nào. Ta cũng từng bắt gặp những người lính tinh nghịch và hung tàn đó qua “ Tiểu đội xe không kính”:

“Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”

Có lẽ, không phải là họ không chịu nỗi đau đớn về thể xác, mà họ phải nén những nỗi đau ấy lại để đồng đội không phải lo, để dành cho những việc lớn lao hơn. Không đưa viện, bởi họ còn có nỗi lo lớn hơn:

“Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo…”

Khi không khí chiến tranh đang diễn ra sôi nổi, khi việc vận chuyển hàng hóa vẫn còn đang tồn đọng, khi tiếng còi xe vang lên không ngớt,... những người chiến sĩ ấy đã quên bản thân mình để không làm ảnh hưởng đến việc lớn. Bằng việc sử dụng dòng thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3 đã tạo cho độc giả một cảm giác đọng lại, nghẹn lại. Có lẽ đó là tâm trạng của những người lính khi “lỡ” để mình bị thương mà phải tạm gác lại việc phục vụ tổ quốc, là lời trách nhẹ một ai đó đã “bắt” mình vào viện khi công việc còn đang dang dở. Những hoạt động náo nhiệt và âm thanh rộn ràng của tiếng còi xe reo liên tục đã đưa chúng ta trở về bối cảnh của thời chiến một cách rất chân thực, ta cảm thấy như đang được bước đi trên mảnh đất gồ ghề mà quân đội phải vượt qua, ta thấy được âm thanh sống động chạy trong đầu, khói bụi bay tít mù trong không trung... Để từ đó ta thêm yêu, thêm thông cảm đối với những gì mà bộ đội phải trải qua, thêm trân trọng sự hy sinh của những vị anh hùng không tên. Nếu hai câu thơ đầu là cảnh kháng chiến diễn ra ác liệt và sôi nổi, thì hai câu thơ sau như một khúc lặng lại trong tâm hồn người lính, là thứ tình yêu riêng ích kỷ còn sót lại trong trái tim và là bến đỗ mỗi khi họ mệt mỏi:

“Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.”

Khi có thời gian để nghỉ ngơi, họ vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm riêng mà không bao giờ yên, đến mức “nằm ngửa nằm nghiêng”. Họ cũng giống như bao người bình thường khác “đứng ngồi không yên”:

“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”

Hoặc hình ảnh rất quen thuộc thuyền và bến, tượng trưng cho sự chung thủy chờ đợi trong nỗi nhớ mong:

“Thuyền về có nhớ Bến chăng 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi Thuyền”

Nằm tư thế nào cũng chạm vào miền nhớ, chạm vào ký ức của những rung động. “Nhớ” ở đây không hẳn là nhớ về một ai có, về tình cảm nam nữ mà có thể là nhớ về âm thanh, cảnh vật, không khí của cuộc sống ở các tuyến đường chiến tranh. Thực ra, nỗi nhớ cảnh, nhớ người là nỗi niềm cũng da diết chẳng kém gì nỗi lo công, tiếc việc, bởi còn ai đa tình, đa cảm bằng những con người đi xả thân vì dân, vì nước. Khi mà nằm cũng không yên, quay về hướng nào cũng không được thì kể cả việc ngồi dậy lại càng làm cho các người lính nôn nao. Từ “nôn nao” đặt ở câu thơ cuối làm cho mạch thơ có một cái kết mở, dễ dàng chuyển theo nhiều hướng khiến cho tác phẩm lấp lánh một vẻ đẹp ấm áp kể cả trong hoàn cảnh cay nghiệt nhất của chiến tranh. Bằng cách sử dụng âm nhạc của ngôn từ như "nằm ngửa", "nằm nghiêng", "nôn nao", "dậy", "nhớ" đều tạo ra một âm nhạc dễ nghe, như một bài thơ nhỏ.Sự lặp lại của từ "nhớ" trong cả hai cụm từ tạo ra sự nhấn mạnh và làm nổi bật ý nghĩa, gợi lên những kí ức và cảm xúc về quê hương. Sự phản ánh của cảm xúc như nhớ nhung, trăn trở trong những hình ảnh của ngôn từ tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ giữa người viết và độc giả, khiến cho độc giả cảm nhận được sự chân thành và tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ truyền tải không chỉ hình ảnh vật chất của quê hương mà còn chứa đựng một tình cảm sâu sắc về sự gắn bó, lòng yêu thương và nhớ nhung của người viết đối với nơi mình sinh ra và lớn lên. Sự đan xen giữa hình ảnh của trăng, bến và lưng đèo không chỉ đơn thuần là một phản ánh về cảnh đẹp của quê hương mà còn là biểu hiện của những giá trị văn hóa, tâm hồn và tình thân thuộc.

Phân tích bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật (ảnh 2)

Bằng cách sử dụng điêu luyện các từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, Phạm Tiến Duật đã tạo ra một hình ảnh về sự kết nối sâu sắc với quê hương cũng sư tạo nên được sự bi tráng cho chiến tranh. Chiến tranh trong thơ của ông không đáng sợ, u ám và chết chóc mà lại hết sức tươi sáng, tinh nghịch. Bài thơ là tiếng nói trân trọng những anh hùng không tên đã nằm xuống vì hòa bình của tổ quốc, những người xả thân vì cách mạng để từ đó ta thêm trân quý và yêu thương ông bà, cha mẹ, cảm thấy thỏa mãn với những gì mình có. Bằng cách sử dụng từ láy và rất nhiều hình ảnh ẩn dụ đã tạo ra một âm nhạc mềm mại và đẹp mắt trong đoạn văn để từ đó để lại trong độc giả, trong mỗi trái tim của những người thưởng thức tác phẩm một khoảng lặng suy nghĩ và trầm tư, khẳng định rằng trong trái tim của mỗi người vẫn luôn có bóng hình của tổ quốc kể cả chiến tranh đã đi xa.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2024 - Cập nhật : 14/03/2024