logo

Phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị

Không cần phải nói ra, nhiều khi tiếng hát, tiếng đàn cũng trở thành một phương tiện để thể hiện cảm xúc. Và Bạch Cư Dị đã tận hưởng được tiếng đàn gói trọn nỗi niềm ấy từ một ca kỹ. Để tìm hiểu ông đã tái hiện nó thế nào, mời các em theo dõi trong bài phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị dưới đây.


Dàn ý phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị

Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Bạch Cư Dị và bài thơ Tỳ Bà Hành

- Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, những điểm hấp dẫn người đọc

Thân bài:

- Khái quát về cảnh đêm thu và cuộc tiễn biệt: Cảnh đêm thu hiu quạnh, buồn bã với tiếng lá rơi xào xạc, ánh trăng mờ nhạt. Cuộc tiễn biệt của người khách lữ hành trong không khí buồn bã, ảo não.

- Miêu tả tiếng đàn tỳ bà và nỗi lòng của người kỹ nữ: Tiếng đàn tỳ bà cất lên trong đêm thu tịch liêu vang vọng, như tiếng lòng của người kỹ nữ về nỗi đau khổ, bi thương của cuộc đời trôi nổi, luân lạc.

- Tiếng đàn biến hóa khôn lường như tiếng lòng của người ca kỹ, người lữ khách sắp rời đi. 

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình và sự đồng điệu tâm hồn: Nhân vật cũng có một cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm và đồng điệu với tiếng đàn bi ai của ca kỹ. 

- Giá trị nghệ thuật của bài thơ: tiếng đàn thay đổi đại diện cho tâm trạng của nhân vật trữ tình thay đổi. 

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ và cảm nhận của bản thân về bài thơ.

Phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị

Phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị

Nhắc đến văn học Trung Quốc, tức là chúng ta đang nhắc đến một hệ thống đồ sộ với bao tác giả, tác phẩm thiên tài. Bởi nền văn hóa Trung Hoa vượt qua chúng ta cả ngàn năm, thăng qua biết bao trầm buồn và hào hùng của lịch sử, tạo nên những con người bất phàm. Và trong đó, ta không thể không nhắc đến Bạch Cư Dị, một hồn thơ được hậu thế gọi là “Đỉnh cao văn chương cổ Trung Hoa”. Để thấy được chất thơ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của ông, có lẽ người đọc chỉ cần xem qua Tỳ Bà Hành - bài thơ để đời của Bạch Cư Dị.

Bạch Cư Dị là nhà thơ Trung Quốc sống ở thời Đường, tức thời đại tồn tại từ năm 618 đến năm 907. Dù đã có nhiều mặt phồn thịnh hơn các đời trước, nhưng ngày ấy vẫn chinh chiến liên miên khiến đời sống của nhân dân cực khổ. Trong văn học, đây là thời kỳ sáng chói nhất, với biết bao nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy,… Vậy nên nói, thời đại tạo nên anh hùng không ngoa, những nỗi khổ nhân dân chịu đựng đã trở thành ảnh hưởng trong tư tưởng nhà thơ. Đối với Bạch Cư Dị, những oan trái khổ đau thời loạn lạc đã trở thành bàn đạp thúc đẩy và tạo nên phong cách của riêng ông.

Bài thơ Tỳ Bà Hành kể về cuộc gặp gỡ của một người khách lữ hành và một người kỹ nữ trên bến Tầm Dương. Trong đêm thu tịch liêu, người kỹ nữ đã cất lên tiếng đàn tỳ bà, kể về cuộc đời trôi nổi, luân lạc của mình. Nỗi đau khổ, bi thương của người kỹ nữ đã khiến cho người khách lữ hành cảm thấy đồng điệu và cùng chung nỗi buồn. Bài thơ được sáng tác sau khi ông bị cách chức, tuy nhàn tản nhưng lại làm cho lòng người thi nhân chán chường. Nếu nói Tỳ Bà Hành là lời của người ca kỹ, thì không bằng nói Tỳ Bà Hành chính là lòng của người thi nhân lúc bấy giờ.

"Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu,
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén Quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc, ti”.

Trong hơi thu lạnh, bến Tầm Dương đìu hiu vắng khách, chỉ có một chủ, một khách dừng chân. Nhưng đó cũng là lúc chia ly, cả hai người đều ngẩn ngơ như chưa thỏa mong, vẫn còn muốn lưu lại chuyện trò. Khi ấy, ở đâu đó phía xa vẳng lại tiếng đàn càng thêm não nề, chén rượu còn chưa uống cạn, vậy mà lòng người đầy vơi! Đúng như mong muốn của hai người đang từ biệt, tiếng đàn có thể nói là cất lên vừa tròn, đúng lúc khiến cho trăng thêm tỏ, con nước thêm rộng và đêm càng sâu thẳm. Tản Đà có dịp thưởng thức và bình luận về tiếng đàn này như sau: “Tuyệt cú tiếng đàn tì bà mới huyền diệu làm sao, đã làm cho chủ khuây khỏa, khách lại dùng dằng”.

Dường như tiếng đàn níu giữ người chủ đừng vội qua sông, khi đưa bạn đi, nhân vật trữ tình quay lại bên cạnh ca kỹ. Sự biến ảo cảm xúc khi đau buồn khi từ biệt đến hạnh phúc, tò mò khi gặp khiến cho bài thơ bớt “trầm” hơn. Dường như, có thứ gì đó đã thúc đẩy người quay lại, như báo trước cho một chuyện tình đẹp đẽ và lãng mạn. Người thi nhân muốn làm quen nên lại hỏi thăm, náng kia như ngại ngùng nấn ná, cũng toát lên được vẻ đẹp của người con gái:

"Tay ôm đàn che nửa mặt hoa,
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Dầu chưa nên khúc tình đà thoáng hay".

Dù chưa nói luôn nàng là một người đẹp, chưa nói số phận của nàng nổi trôi nhưng người đọc đã nhận ra ngay. Bởi đêm khuya, có mấy ai vui vẻ mà đến bến đò vắng người đánh đàn đây? Những chi tiết mày chau, cử chỉ bỡ ngỡ đã cho thấy nàng chẳng phải là người may mắn, dường như chất chứa u buồn. Tiếng đàn và những chi tiết nhỏ trên gương mặt nàng được miêu tả chi tiết và sống động, khắc họa được thần thái của người ca kỹ. 

“Nghe não ruột mấy dây buồn bực,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
Mày chau tay gảy khúc sầu
Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.”

Tiếng đàn như tiếng lòng của người kỹ nữ, thể hiện nỗi đau khổ, bi thương của cuộc đời trôi nổi, luân lạc. Người kỹ nữ đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời, từ khi còn là một cô gái ngây thơ, trong trắng, đến khi trở thành một người không thể tự quyết định số phận của bản thân mình. Tiếng đàn khi cao khi thấy, sầu thương não ruột khiến cho không gian như trầm xuống. Nàng đã dùng đôi tay và những âm thanh tuyệt diệu ấy tái hiện lại cuộc đời của mình, khiến cho vị khách duy nhất đứng nghe bống lặng thinh. Những câu thơ tuyệt đẹp ấy đã diễn tả đủ đầy cái đẹp của người con gái, cái đẹp của âm thanh và không gian đầy chất thơ lúc bấy giờ.

Phân tích bài thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị

Dù không nói, nhưng tiếng đàn đã nói hết thảy. Số phận của nàng, những đau khổ mà nàng phải chịu dường như đang được tái hiện trước mắt. Bởi khi ấy, cuộc sống của người dân bình thường còn cực khổ, một người thân phận như nàng ắt chịu nhiều cay đắng và ánh mắt người đời. Nhưng mấy ai hay, chỉ có tiếng đàn làm bạn cùng nàng, chỉ có một người “khách” gặp trong đêm khuya mới có thể cảm thông cho nàng! Số phận người phụ nữ xưa đã trăm bề gian khổ, vậy mà nàng là ca kỹ, càng thêm sầu thương hơn người.

“Đứng lên dường cảm lời ta,
Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh.”

Cảm thông được tâm sự của nàng, cũng chung với nỗi lòng khó bề nói lên, người thi nhân đã ngỏ lời sửa nhạc cho nàng. Vậy nên, khi người ca kỹ toan đứng lên đã lại ngồi xuống, tấu tiếp từng khúc thê lương. Bài sau càng não ruột hơn bài trước, càng sướt mướt lệ rơi. Nhưng chẳng biết lòng ai buồn hơn ai, vì chỉ có chính bản thân mới hiểu được cái sầu của chính mình. Sau đó, Bạch Cư Dị mới liên hệ đến hoàn cảnh của chính mình: lúc ấy bị giáng chức, trở thành Tư Mã áo xanh lụa là nhưng không có thực quyền, là chức quan nhàn tản. 

Có thể nói, chủ đề bài thơ là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa tài tử và giai nhân. Nhưng “tài tử” và “giai nhân” trong Tỳ Bà Hành lại không hoàn toàn đúng nghĩa. Nhưng chính cái không vẹn tròn ấy đã khiến cho nội dung của bài thơ càng thêm sâu sắc. Yếu tố tự sự được tác giả vận dụng rất tốt, một câu chuyện kể được hai mảnh đời, vừa là bản thân mình, vừa là nhân vật xuyên suốt bài thơ còn lại. Vậy nên, nhiều người nhận xét, tiếng đàn của Bạch Cư Dị trong bài thơ đã vẹn tròn đủ sầu thương, hàm súc mà đến tận sau hậu thế vẫn chẳng có người sánh kịp!

icon-date
Xuất bản : 21/02/2024 - Cập nhật : 21/02/2024