logo

Phân tích Lơ xít của tác giả Coóc - nây

Những vở kịch độc đáo đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Và vở kịch Lơ xít cũng là một câu chuyện độc đáo và hấp dẫn như thế. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích Lơ xít (Coóc - nây)


Dàn ý phân tích Lơ xít (Coóc - nây)

Phân tích Lơ xít của tác giả Coóc - nây

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Coóc - nây

- Giới thiệu về tác phẩm Lơ xít

- Khái quát về nội dung chính của toàn bộ tác phẩm

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật của tác giả

+ Coóc - nây là một nhà viết kịch xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp.

+ Những sáng tác của ông đều bộc lộ tính chất duy lý, thể hiện quan niệm cá nhân và xã hội nhờ vào việc miêu tả sự đấu tranh trong lý trí của con người và dục vọng của họ.

+ Một vài tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của ông như: Mê - đê, O - ra - xơ, Xin - Na,…

- Nêu những đặc điểm nổi bật của tác phẩm Lơ - xít:

+ Đây là một vở kịch độc đáo được viết dựa trên biến cố lịch sử có thật vào thế kỉ XI ở đất nước Tây Ban Nha.

+ Câu chuyện viết về người anh hùng hiệp sĩ: Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã chiến thang vang dội giặc Mô. Coóc - nây đã tập trung miêu tả rõ nét cuộc đấu tranh nội tâm bên trong chính nhân vật, một bên là danh dự là sự tự tôn, một bên là bổn phận và trách nhiệm với dòng họ, một bên nữa chính là tình yêu nam nữ.

- Phân tích tác phẩm Lơ - xít:

+ Nội dung của toàn bộ tác phẩm xoay quanh sự đấu tranh giữa cảm xúc và lí trí một sự xung đột dữ dội đã diễn ra.

+ Tác giả đã miêu tả việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”

+ Si - men vô cùng đáng thương vì người mình yêu vì trác nhiệm và bổn phận nên đã đấu kiếm và giết đi cha của mình. Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã muốn Si men giết mình để trả thù cho cha nhưng nàng đã không thể giết đi Rô-đri-gơ Đi-a-dờ vì đây là người nàng yêu.

+ Si - men đã phải thốt lên “Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm” đã thấy được nỗi đau và sự đáng thương của nàng.

+ Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ. Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”

+ Si - men đã nói lên những cảm xúc của mình và đã quyết tâm “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”

+ Toàn bộ tác phẩm đã thể hiện được đạo làm con, trách nhiệm của một người con trong gia tộc, lúc này đây tiếng nói của tình yêu phải nhường cho tiếng nói của người làm con. Cái lí tưởng về “con người phong nhã” của thời đại lúc bấy giờ đã thể hiện thành công cách đối nhân xử thế của các nhân vật.

3. Kết bài:

- Nêu cảm xúc của em sau khi phân tích tác phẩm.


Phân tích Lơ xít của tác giả Coóc - nây (hay và đầy đủ nhất)

Phân tích Lơ xít của tác giả Coóc - nây

Những tác phẩm kịch độc đáo đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là vở kịch Lơ xít của tác giả Coóc - nây.

Ta biết Coóc - nây chính là một nhà viết kịch tài ba và xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. Những sáng tác của ông đều bộc lộ tính chất duy lý, thể hiện quan niệm cá nhân và xã hội nhờ vào việc miêu tả sự đấu tranh trong lý trí của con người và dục vọng của họ. Một vài tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của ông như: Mê - đê, O - ra - xơ, Xin - Na,…

Vở kịch Lơ xít xoay quanh người anh hùng hiệp sĩ: Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã chiến thang vang dội giặc Mô. Coóc - nây đã tập trung miêu tả rõ nét cuộc đấu tranh nội tâm bên trong chính nhân vật, một bên là danh dự là sự tự tôn, một bên là bổn phận và trách nhiệm với dòng họ, một bên nữa chính là tình yêu nam nữ. Đây là một vở kịch độc đáo được viết dựa trên biến cố lịch sử có thật vào thế kỉ XI ở đất nước Tây Ban Nha.

Rô-đri-gơ Đi-a-dờ vì trách nhiệm, bổn phận của bản thân với cha, với gia đình và toàn bộ gia tộc nên đã ra tay giết cha của Si - men, người con gái mà anh yêu nhất. Sau đó, anh đã đến gặp Si - men và xin nàng hãy giết mình.

Chàng hoàn toàn muốn chết vì biết được tội lỗi mà bản thân đã gây ra, “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”

Trong vở kịch này thì nàng Si - men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si - men.

Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:

“ Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết

Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt

Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!

Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”

Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ. Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”

Nhân vật này cũng đáng thương vô cùng, cuối cùng chàng đã đến và xin nàng tha thứ cho mình:

“Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy

Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.

Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,

Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương

Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống

Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.”

Si - men đã nói lên những cảm xúc của mình:

“Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác

Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,

Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm

Được ngón tay chàng lai nước mắt em!”

Cuối cùng nàng phải cất lên tiếng nói chua xót “Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc”. Cuối cùng nàng đã quyết định “Để xứng với chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.

Toàn bộ vở kịch đã khắc họa thành công sự đấu tranh trong suy nghĩ và nội tâm của các nhân vật, chính vì thế mà tác phẩm đã neo đậu mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

icon-date
Xuất bản : 28/01/2024 - Cập nhật : 06/04/2024