logo

Điển tích, điển cố trong Truyện Kiều

Điển cố nhằm gọi tên những tích truyện xưa cũ. Điển tích là những sự tích đã được ghi chép vào các loại sách cổ xưa, một hiện tượng khái quát được sử dụng rộng rãi ở mọi thời đại và trong mọi nền văn học. Cùng theo dõi những điển tích, điển cố trong Truyện Kiều dưới đây!


1. Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: "Tố Nga"

- Tố nghĩa gốc là sợi tơ đẹp, vẻ đẹp.

- Tố Nga là danh từ chung chỉ người con gái đẹp.

- Tố còn có nghĩa là sợi tơ sống, chưa nhuộm, còn nguyên vẹn như lúc ban đầu.

- Nguyễn Du muốn dùng để nói đến sự trong trắng của chị em Thúy Kiều.

- Nga là đẹp tựa Hằng Nga một từ ghép đẳng lập vừa chỉ phẩm chất vừa chỉ sắc đẹp.

- Nguồn gốc: Đời đường Vũ Tám Tư có nàng hầu Tố Nga nhan sắc tuyệt đẹp. Một hôm ông Định Lương Công đến chơi, Tám Tư gọi ra nàng bỗng lẩn mất. Tám Tư thấy chỗ góc nhà có mùi hương bay ra thơm ngát bèn nghe thì ra đây chính là Tố Nga. Nàng nói: “Thiếp là con yêu của mặt trăng, thượng đế sai xuống hầu hạ ông….”

Điển tích, điển cố trong Truyện Kiều

2. Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: "Mai cốt cách"

- Là thân hình mảnh mai yếu đuối như cây mai.

- Theo quan niệm của người xưa người con gái được coi là đẹp phải có thân hình ẻo lả, mảnh mai như thế.

- Cốt cách thanh cao, mảnh dẻ như cây mai.

- Nguồn gốc: Mai Phi là người có nhan sắc diễm lệ, thân hình mảnh mai được vua Đường Huyền Tông sủng ái rất mực một thời. Nàng là người đẹp điển hình cho câu nói mai cốt cách.


3. Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

- Nghĩa là mặt như trăng tròn, lông mày như con tằm nằm ngang.

- Hình ảnh ước lệ của người xưa để nói về vẻ đẹp đoan trang của người phụ nữ.

- Người phụ nữ có được cái tướng như thế vừa đoan trang, hiền thục lại rất mực phúc hậu, tương lai sẽ được sống một cuộc đời an nhàn.

- Nếu sống trong xã hội tao loạn, người phụ nữ có tướng như thế thường phải chịu kiếp bèo dạt mây trôi, cuộc sống lao đao lận đận.


4. Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: "Sen vàng"

- Dùng để chỉ bước chân của người phụ nữ.

- Đôi chân trắng nõn mềm mại xinh xắn.

- Nguồn gốc: Đôi chân của Phan Ngọc Nhi đẹp đến mức Tiểu Bảo Quyển cảm nhận như nhặt được vật quý báu. Đó là đôi chân nhỏ nhắn, xinh đẹp khiến cho Tiểu Bảo Quyển không tiếc dùng vàng tạo thành những đóa hoa sen trên mặt đất khiến mỗi bước chân của Phan Ngọc Nhi đi qua đều giống như mỗi bước nở của hoa sen dưới chân.


5. Điển tích điển cố trong Truyện Kiều: "Mạch tương"

- Sông Tương hay Tương Thủy là một con sông chi lưu chính của sông Trường Giang, hình ảnh sông tương xuất hiện dày đặc trong thơ văn cổ.

- Nguồn gốc: Vua Thuấn đi tuần thú đất Thương Ngô không may bị bệnh chết. Hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc bên bờ sông rồi trầm mình tự tử.

- Vì vậy người ta thường dùng chữ tương để ví nước mắt của người phụ nữ. Ý câu này Kiều chưa nghĩ xong cái Mộng Triệu của Đạm Tiên thì nghĩ đến Kim Trọng.

icon-date
Xuất bản : 23/01/2024 - Cập nhật : 23/01/2024