logo

[5 mẫu] Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến

Vở tuồng Mắc mưu Thị Hến vừa cảm nhận được những nét đặc sắc kết hợp, vừa có cả những chi tiết gây cười thú vị. Dưới đây tuyển tập một số mẫu đoạn văn phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến do Toploigiai biên soạn, mời các bạn tham khảo.


Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 1

Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến

Mắc mưu Thị Hến là một đoạn trích được tích trong vở tuồng nổ tiếng “Ngao, Sò, Ốc, Hến”. Thị Hến là một người phụ nữ xinh đẹp nhưng cũng không kém phần thông minh, tài hoa. Sau khi biết được vị quan lớn có ý với mình, nàng đã bày cách để họ gặp nhau, gây nên tình cảnh bẽ mặt của những kẻ chỉ biết đến sắc đẹp. Thông qua tình huống này, tác giả đã khéo léo thể hiện sự ngợi ca với người phụ nữ đa mưu túc trí, cũng ngầm phê phán hành động của Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện - đại diện cho những thói hư tật xấu, tham lam và đam mê sắc đẹp trong xã hội xưa. Đây cũng là yếu tố tạo nên những tiếng cười cho khán giả trong vở tuồng. Đoạn trích chủ yếu nói về ba nhân vật Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện. Nghêu là một thầy bói mù, nổi lòng tham trước sắc đẹp của Thị Hến nên đến nhà để tán tỉnh nàng. Tuy nhiên, vừa đến cửa thì cũng bắt gặp vị Đế Hầu đến gõ cửa nhà Thị Hến. Bấy giờ, lão mới sốt ruột và lo lắng kiếm chỗ để trốn, và chui luôn xuống gầm phản nhà Hến. Qua hành động này, ta thấy được nhân vật Nghêu là một kẻ không chỉ tham sắc mà còn là một kẻ nhát gan, nhút nhát. Đến khi quan huyện thừa tới, nói rằng “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì hắn ta vội chui từ gầm phản ra để khen ngợi, lấy lòng. Khác với vẻ sợ sệt trốn chui trốn lủi khi Đế Hầu tới, với Huyện Trìa Nghêu thể hiện ý tứ lấy lòng rõ ràng. Từ những hình ảnh đến ngôn ngữ, lời ví von, tác giả đã để cho ba kẻ không ra gì nói đạo lý với nhau. Từ đây, tác giả tạo được một tính huống truyện thú vị gây nên tiếng cười cho người nghe. 


Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 2

Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến

Tuồng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu điển hình, tập hợp đủ các yếu tố từ văn học cho tới âm nhạc, múa hát,... cùng kết hợp. Trong số đó, vở tuồng Mắc mưu Thị Hến trong tác phẩm nổi tiếng “Ngao, Sò, Ốc, Hến” đã khiến người xem vừa cảm nhận được những nét đặc sắc kết hợp, vừa có cả những chi tiết gây cười thú vị. Những chi tiết gây cười này sẽ không thể hiện một cách trực tiếp trong các trường hợp hài hước, nó sẽ được khéo léo thể hiện bằng những suy nghĩ, tính cách, lời nói,... của nhân vật. Trong đoạn trích đã nói, nhân vật Nghêu là một ông bói mù nhưng lại có thói đào hoa. Ông đến nhà nhằm tán tỉnh Thị Hến, nhưng lại gặp đúng lúc Đề Hầu, người cũng nhận được lời mời của Hến tới. Thấy vậy, ông ta hoảng sợ tìm chỗ trốn ở dưới gầm phản nhà Thị Hến. Không lâu sau, cũng nhận được lời mời, quan huyện trìa cũng hứng khởi chạy tới nhà của Thị Hến. Đến khi nghe được vị quan huyện này nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Lúc bấy giờ, Nghêu mới lồm cồm bò ra từ gầm phản, cốt ý lấy lòng quan, trái ngược hẳn với khi Đề Hầu tới nhà. Ba người họ đều là những người có tiếng nói, có địa vị trong huyện nhưng lòng lại mang ý xấu. Đến khi ba người gặp nhau, ai nấy đều bẽ mặt, xấu hổ khi gặp những người khác. Từ tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật, lời nói, tác giả đã tạo nên những chi tiết châm biếm gây cười cho người xem. 

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu đoạn văn phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 23/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023