logo

Nội dung chính bài Mắc mưu Thị Hến SGK Ngữ văn 10 trang 68 (CD)

Giới thiệu Nội dung chính bài Mắc mưu Thị Hến SGK Ngữ văn 10 trang 68 (CD) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Mắc mưu Thị Hến.

Bài Mắc mưu Thị Hến SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Thị Hến được cả Đế Hầu và Huyện Trìa cùng mê muội. Bên cạnh đó còn có Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa đến tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đế Hầu đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đế Hầu vào gõ cửa, Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đế Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt. 


1. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Thể loại

- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam

- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.

- Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,... là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.

Xuất xứ

+ Văn bản Mắc mưu thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

+ Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Tóm tắt: Ốc và Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì quan huyện và thầy Đề u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.

Nội dung chính bài Mắc mưu Thị Hến SGK Ngữ văn 10 trang 68 (CD)

2. Nội dung chính và bố cục tác phẩm

Nội dung chính

Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến...“sẽ bày tự tình”

- Phần 2: Tiếp đến...“ hễ phá giới tức hành trảm quyết”

- Phần 3: Tiếp đến... “ giữ dạ đừng ham của lạ”

- Phần 4: Còn lại 


3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung

- Đoạn trích cho thấy hiện thực về những kẻ có tâm địa dung tục, xấu xa như Nghêu, Đế Hầu và Huyện Trìa

- Lên án và tạo ra tiếng cười sâu sắc, chua cay trong tác phẩm

- Đưa ra bài học còn có ý nghĩa tới ngày nay, cảnh tỉnh con người không nên tham lam, mê muội, sa đọa vào những thói hư tật xấu

- Thể hiện sự phê phán, lên án và cười chê với những thói dung tục, xấu xa, đam mê tửu sắc của con người

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ hiểu

- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn chất trào phúng, hóm hỉnh


4. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

Lời giải

Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Điều đó làm cho lão lo sốt vó, hoang mang, sợ hãi và đã nhanh chóng tìm chỗ để trốn. “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!”. Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

Hành động đó là hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc”, Nghêu đã phải chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng và còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn. Nghêu đã lật mặt, thay đổi cảm xúc liên tục, tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Và đến đây, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hành động để tạo thành tiếng cười.

Câu 2: Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?

Lời giải

Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phá, châm biếm đối với các nhân vật thông qua các hành động, ngôn ngữ trong văn bản. Có thể thấy, tác giả đã đưa hết những thói hư, tật xấu, bộ mặt tham lma giả dối và hèn nhát với những điều rất tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa lại thể hiện cho người đọc thấy được sự khao khát hạnh phúc, được bảo vệ và cần được che chở. Hến trẻ trung, có sự thông minh, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người, nàng là bộ lộ là người lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

Câu 3: Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Lời giải

Hình ảnh em ấn tượng nhất là chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Hình ảnh đó cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là những người có chức, có quyền mà mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yêu tay mềm. Mưu kế đó còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như  “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...

Câu 4: Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa gì với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

Lời giải

Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay.

Những tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang lại tiếng cười sảng khoái và vừa là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm. Tác phẩm thể hiện rõ không gian và bối cảnh, mang hình ảnh nét thông quê Bắc Bộ, đó chính là cách để độc giả tìm về với giá trị truyền thống của dân tộc.

Câu 5: Hãy kể tên một số tác phẩm lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

Lời giải

Tác phẩm "Thầy Khóa làng tôi".

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022