logo

Phân tích Hai cõi U Minh của Sơn Nam (lớp 12)

Tập truyện “Biển cỏ miền Tây” là một trong những dẫn chứng tiêu biểu, với nhân vật Cai Thoại trong trích đoạn “Hai cõi U Minh” đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của con người trong công cộc khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Miền Nam. Để hiểu hơn về trích đoạn, hãy cùng đến với bài phân tích dưới đây nhé!


Dàn ý Phân tích Hai cõi U Minh của Sơn Nam 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác Sơn Nam, phong cách sáng tác, đặc điểm nghệ thuật...(được gọi là “ông già Nam Bộ, thường viết về thiên nhiên, con người, cuộc sống nhân dân Miền Nam bằng nhôn ngữ giản dị, gần gũi...)

- Giới thiệu tập truyện ngắn “Biển cỏ miền Tây”, truyện ngắn Hai cõi U Minh”, đoạn trích...

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: nhân vật Cai Thoại...

2. Thân bài 

- Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Cai Thoại: qua lời kể của chủ nhân hiện tại của hộp chứa áo cũ...

- Những vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích: Nhân vật ông Cai Thoại là hình ảnh tiêu biểu cho con người đặc biệt là người dân Nam

- Bộ trong thời kì khai hoang, xây dựng cuộc sống văn minh mới.

- Là người có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì với mục đích khai phá vùng đất mới.

+ Khi thấy dân làng bị Tổng Bá cậy quyền áp bức, không cho dân an cư sinh sống  lên rừng khai hoang, mở ra cuộc sống hạnh phúc hơn cho dân làng.

+ Mặc dù biết trên rừng có cọp nhưng vẫn kiên trì với quyết định của mình... 

- Là người dũng cảm, gan dạ, thông minh hơn người. 

+ Không sợ hãi khi nghe tin trên rừng có cọp, cũng không nao núng, run sợ khi trực tiếp đối mặt với cọp.

+ Hai lần giúp đỡ cọp, xem như chuyện bình thường, giọng điệu khi nói với những người dân đi theo mình vô cùng cứng rắn, quả quyết. 

+ Tiếp cận cọp một cách thông minh, suy xét vấn đề một cách kĩ càng, dạy cho dân làng chinh phục cọp vừa tận tình vừa tỉ mỉ...

- Là người nhân nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên.

+ Sẵn sàng giúp đỡ cọp khi nó gặp vấn đề: bị hóc xương, đói...

+ Khuyên dân làng không giết cọp mà tìm cách đuổi cọp đi trong hòa bình...

+ Ngồi trò chuyện với cọp như một người bạn (phần cuối đoạn trích)

=> Tác phẩm vừa kể giai thoại về nhân vật Cai Thoại, vừa giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh (khát vọng khai phá vùng đất mới của dân làng, chế độ phong kiến (điền chủ) độc ác, lạm quyền...) 

=> Nghệ thuật kể chuyện: Xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động, cách kể chuyện mang đậm màu sắc truyền kỳ, sử dụng yếu tố thực và kì, ngôn ngữ kể tự nhiên...

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 


Phân tích Hai cõi U Minh của Sơn Nam 

Được gọi là “ông già Nam Bộ”, Sơn Nam là nhà văn của thiên nhiên, con người, văn hóa nhân dân miền Nam. Ngòi bút ông hướng về cội nguồn, quay về với những điều bình dị nhất của quê hương vì vậy những trang văn của ông mang hơi thở, linh hồn của Nam Bộ. Tập truyện “Biển cỏ miền Tây” là một trong những dẫn chứng tiêu biểu, với nhân vật Cai Thoại trong trích đoạn “Hai cõi U Minh” đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của con người trong công cộc khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Miền Nam.

Xuất hiện qua lời kể của người đời sau, Cai Thoại được biết đến là một trong những người đầu tiên xây dựng nền văn minh ở U Minh. Xa xưa con người thường tập trung sinh sống ở đồng bằng, ven biển, nhưng dân số ngày càng tăng và nhiều nguyên nhân khách quan khác đòi hỏi con người phải khai phá, mở rộng vùng đất sinh sống của mình. Xây dựng nhân vật Cai Thoại, tác giả vừa nhấn mạnh vẻ đẹp con người Nam Bộ, vừa tái hiện cuộc sống sinh hoạt của nhân dân miền Nam thời xưa. Giai thoại về ông được gợi từ chiếc áo cũ được cho là ông từng mặc, chiếc áo ấy gắn liền với câu chuyện chinh phục cọp, mở ra cuộc sống mới cho người dân U Minh. 

Phân tích Hai cõi U Minh của Sơn Nam (lớp 12)

Trước hết, ông là người có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì với mục đích khai phá vùng đất mới. Tổng bá - hiện thân của chế độ phong kiến xưa, là một điền chủ độc ác, áp bức, bóc lột sức lao động của cả dân làng. Trước sự vô lý, hành hạ của Tổng bá, Cai Thoại bất bình và có những suy nghĩ, hành động cụ thể để giải phóng bản thân cùng dân làng. Ông tự nhận trách nhiệm lên rừng về mình, sẵn sàng tiên phong đối đầu với cọp để bảo vệ sự an toàn cho mọi người. Mặc dù vợ khuyên can nhưng ông không từ bỏ, cho tới cuối truyện, ông vẫn hướng dẫn, lo toan cho làng hết lòng trước khi trở nên bất tử trong lời kể mọi người. 

Không chỉ sống trách nhiệm, ông còn là người cũng cảm, gan dạ, thông minh hơn người. Trước khi quyết định lên rừng khai hoang, ông đã biết trên rừng có cọp, đe dọa tính mạng bản thán bất cứ lúc nào. Thế nhưng ông không nao núng hay do dự, ngay cả khi trực tiếp đối mặt với loài vật nguy hiểm này. Trong khi mọi người sợ hãi trước sự xuất hiện đột ngột của cọp thì ông vẫ bình tĩnh, nhận ra vấn đề mà cọp gặp phải để giúp đỡ. Ông tiếp cận cọp một cách thông minh, để đảm sự an toàn trong suốt quá trình khai hoang, ông hướng dẫn mọi người “câu cọp” bằng thịt động vật hoang dã. Sự dũng cảm của ông không chỉ thể hiện ở hành động dứt khoát mà còn ở lời nói chắc nịch, cứng rắn, quả quyết. Khi ông hướng dẫn “anh bạn” cách chinh phục cọp, ông tự mình đưa cọp xuất hiện “lẽo đẽo đi theo sau”. Ông trấn an bạn mình với những câu nói “Đi theo tôi,...Có tôi đây,... Được rồi, đứng im!...”. Ông vô cùng bình tĩnh, từng bước hướng dẫn nhiệt tình như đang hướng dẫn chinh phục một con vật an toàn mà không phải cọp. Dường như con vật ấy cũng bị khuất phục trước sự thông minh và lòng dũng cảm của ông, lẽo đẽo đi theo ông, thậm chí còn bỏ chạy khi chỉ ngửi mùi áo ông hay nghe tên ông. 

Là người thông minh và dũng cảm như vậy nhưng ông vô cùng nhân nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên. Ông không tiêu diệt triệt để cọp mà dùng cách cảm hóa để đuổi cọp. Mặc dù dân làng biết ông có thể giết cọp và nhờ ông xử lý mối nguy hiểm đó nhưng ông đã từ chối và đưa ta lí lẽ bảo vệ cọp. Ông không muốn giết cọp vì ông hiểu hoàn cảnh của cọp, sự “bất đắc dĩ” của nó. Chính vì sự thấu hiểu đó mà ông đã không ít lần cùng mọi người giúp cọp: lấy xương bị hóc, mang thức ăn....ở cuối truyện, qua lời kể của mọi người, ông còn trò chuyện với cọp như một người bạn. Phải chăng ông đang chia sẻ với cọp những câu chuyện của cuộc đời mình hay đang căn dặn cọp không được đe dọa đến cuộc sống của dân làng? Hình tượng của ông trở thành huyền thoại bất tử, tác giả không miêu tả cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ mà để ông xuất hiện vĩnh cửu cùng lời đồn, lời kể. Như vậy, sự bất tử của ông cũng là ước mơ của nhân dân về người anh hùng có công với dân tộc, sống mãi với sự phát triển của dân làng. 

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động, cảnh vật, tính cách nhân vậ được thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống. Cách kể chuyện mang đậm màu sắc truyền kỳ, đơn giản mà li kì, thu hút, dễ nhớ, sử dụng yếu tố thực và ảo, ngôn ngữ kể tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày... Tác phẩm vừa kể giai thoại về nhân vật Cai Thoại, vừa giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh.

icon-date
Xuất bản : 17/01/2024 - Cập nhật : 23/02/2024