logo

Phân tích hình tượng Phố ta trong bài thơ cùng tên của Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam. Cùng tham khảo bài hướng dẫn lập dàn ý và Phân tích hình tượng Phố ta trong bài thơ cùng tên của tác giả để thấy tình yêu, sự lạc quan, tin tưởng, hi vọng vào cuộc sống nhé!


Dàn ý Phân tích hình tượng Phố ta trong bài thơ cùng tên của Lưu Quang Vũ.

Mở bài:

• Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ (phong cách thơ, vị trí văn học,…)

• Giới thiệu bài thơ “Phố ta” (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung chính…)

Thân bài: 

Khổ thơ thứ nhất: “Phố của ta” hiện lên với những hình ảnh quen thuộc vào mùa thu

- “Những cây táo nở hoa, thân cây đang tróc vỏ, con đường lát đá”: Những hình ảnh có sự thay đổi theo thời gian nhưng luôn gắn điền với phố, hiện lên trong tâm trí của tác giả.

=> “Phố của ta” vừa gần gũi nhưng vừa xa lạ, cảnh vật hiện lên trong thời gian mùa thu với màu sắc man mác buồn…

Ba khổ thơ tiếp theo: Cuộc sống và tâm hồn của con người nơi phố

- Chị thợ may: đi lấy chồng >< góa bụa => hạnh phúc mong manh, nhanh chóng, phút chốc. 

- Tôi mặc đồ đen >< cà chua chín trên quầy hàng đỏ hồng: sự xuất hiện của cả niềm vui – nỗi buồn trong cuộc sống. 

- Bác đưa thư kéo chuông >< hoa Tigôn rụng: Thư là dấu hiệu của sự kết nối nhưng hoa Tigôn lại tượng trưng cho sự chia ly, tan vỡ—> dấu hiệu bức thư của “ai đấy” là bức thư buồn, không may mắn.

- Bác thợ mộc, anh thợ điện: quẩn quanh với công việc mưu sinh

- Bà giáo về hưu vừa dịch sách vừa dạy cậu con tiếng Pháp

=> Mặc dù khung cảnh phố xuất hiện những màu sắc với gam màu ấm (cà chua, hoa Tigôn) nhưng bên cạnh đó con  gì có những dấu hiệu thể hiện sự bí bách, ngột ngạt, giam hãm, dằn vặt tâm hồn con người…

Hai khổ thơ cuối: Những niềm vui, giá trị tốt đẹp vẫn tồn tại trong “Phố của ta” vì vậy hãy lạc quan, yêu đời và yêu cuộc sống. 

- Phố nghèo, những giọt nước rơi xuống >< bóng bóng xà phòng bay lên: Sự vô tư, lạc quan của lũ trẻ là ánh sáng của con phố. Đó là tương lai, hi vọng, ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp…

- Nhân vật “em” xuất hiện: Tình yêu đôi lứa đẹp đẽ, cuộc đời không phải chỉ toàn những nỗi lo, mưu sinh mà những điều đẹp đẽ vẫn luôn tồn tại….

=> Hãy yêu đời, yêu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống ngay bên cạnh mình, những gì vọng, niềm tin sẽ là động lực để chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp…

• Nghệ thuật: thể thơ tự do, không giới hạn câu chữ, nhịp thơ linh hoạt, biện pháp tu từ điệp ngữ “phố của ta”, phép đối,….

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ của bài thơ.
 

                                                                              Phân tích hình tượng Phố ta trong bài thơ cùng tên của Lưu Quang Vũ.


Bài mẫu Phân tích hình tượng Phố ta trong bài thơ cùng tên của Lưu Quang Vũ

Bài thơ “Phố ta” được sáng tác trong hoàn cảnh nhà thơ vác ba lô từ chiến trường trở về. Đứng trước cuộc sống khó khăn, chật vật vì mưu sinh, ông không khỏi bế tắc, lo lắng. Tuy nhiên không vì thế mà ông chán chường, bi quan với cuộc sống hiện tại. Ông vẫn tin tưởng, hi họng và trân trọn những giá trị bình dị xung quanh mình. Hồn thơ Lưu Quang Vũ man mác buồn nhưng tràn ngập tình yêu cuộc sống, ta có thể thấy rõ trong bài thơ “Phố ta”.

Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều.

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả miêu tả là cây táo đang vào mùa đơm hoa kết quả. Thời gian vào mùa thu, khi lá bắt đầu rụng và thân cây tróc vỏ, những cây táo vẫn nở hoa, tô điểm cho phố của ta thêm rạng rỡ, tươi đẹp. Hình ảnh “những con đường lát đá” vừa quen nhưng lại vừa lạ. Vẫn là con đường cũ nhưng sau bao năm trở về, có gì đó đã đổi thay khiến nhân vật trữ tình như thấy con đường ấy “nghiêng nghiêng trong sương chiều”, mở mở ảo ảo.
Nếu khổ thơ đầu tập trung chủ yếu miêu tả cảnh vật phố bài mùa thu thì ba khổ thơ tiếp theo xuất hiện hình ảnh con người trong khung cảnh ấy. “Chị thợ may” là nhân vật được miêu tả đầu tiên với niềm vui hân hoan đi lấy chồng và có một gia đình ấm áp. Thế nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì “Chị thợ may đi  lấy chồng” đã trở thành “Chị thợ may goá bụa”:

Năm nay cà chua chín sớm
Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay tôi mặc đồ đen.

Hai câu thơ được đặt nối tiếp nhau không có khoảng cách thể hiện niềm vui của chị chỉ là thoáng chốc, ngắn ngủi. Phải chăng sự đối lập giữa màu sắc của những quả cà chua chín hồng trên quầy hàng màu bộ đồ đen mà nhân vật trữ tình đang mặc đã ngầm báo hiệu cho hạnh phúc dở dang, lỡ làng của chị? Xuất hiện sau hình ảnh của chị thợ may là công việc của bác đưa thư:

Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.

Thư là vật dùng để trao đổi, rút ngắn khoảng cách địa lý và gắn kết con người với con người với nhau.  Mỗi lần bác kéo chuông thông báo thì “ai đấy” sẽ chờ đợi sự hồi âm hoặc lời nhắn từ đối tượng bên kia.  Thế nhưng liệu bức thư ấy thực sự là bức thư gắn kết, báo hiệu tin vui? Hoa Tigôn đã nở và rụng đầy ngoài hiên – loài hoa tượng trưng cho sự chia ly, tan vỡ.  Dường như đằng sau những tín hiệu vui mừng luôn ẩn dấu nỗi buồn man mác, hụt hẫng. Cảnh phố được miêu tả với những màu sắc tươi sáng, ấm áp của quả cà chua chín, của hoa Tigôn  nhưng bức tranh ấy tạo cho ta cảm giác ngột ngạt, giam hãm, đè nén tâm hồn những con người nơi đây.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua.

Cuộc sống của bác thợ mộc được miêu tả thật nhàm chán, vô vị, buồn bã! Từ “riêng” trong câu thơ gợi những nỗi lo âu mưu sinh của bác. Hình ảnh làn khói thuốc bay lên trời giống như tương lai của bác, cứ quẩn quanh, ngột ngạt không có cách nào giải tỏa nỗi buồn của mình. Anh thợ điện cũng đang cố gắng làm việc trên mái nhà – giống như bác thợ mộc, anh cũng quẩn quanh trong cuộc sống mưu sinh nhàm chán này. Bà giáo về hưu vừa dịch sách, vừa dạy cậu con tiếng Pháp. Tất cả mọi người trong phố đều có công việc riêng của mình, họ cùng nhau tồn tại và sinh hoạt, trở thành nếp sống chung lặp đi lặp lại. Tuy nhiên tác giả đã dùng những từ ngữ xưng hô gần gũi “chị thợ may, bác đưa thư, anh thợ điện, bà giáo” để miêu tả về họ. Mặc dù xa cách nhiều năm nhưng đối với nhân vật trữ tình, những người trong phố vẫn như người thân mà anh yêu quý. Tình cảm ấy cũng là dấu hiệu cho bước chuyển tiếp theo của phố: từ buồn đến vui, từ thất vọng đến hi vọng và tin tưởng, lạc quan.

Tiếp tục với điệp cấu trúc “phố của ta” ở khổ thơ tiếp theo nhưng ở câu thơ thứ hai xuất hiện từ “nghèo” thể hiện hoàn cảnh của phố. Sự đối lập giữa giọt nước rơi xuống và những bong bóng xà phòng bay lên thể hiện ước mơ, hi vọng đã chiến thắng những ngột ngạt, chán chường của cuộc sống. Hơn thế nữa lũ trẻ - thế hệ nối tiếp là nhân vật đứng từ gác thượng thổi bong bóng bay cao. Phải chăng thế hệ này sẽ thay đổi, thực hiện ước mơ, hi vọng còn dang dở? Ở khổ thơ cuối, nhân vật “em” đã xuất hiện và thay đổi hoàn toàn không khí của phố. “Con chim sẻ nhỏ” của anh dừng buồn bởi “bác thợ mộc nói sai rồi”. Lý do anh đưa ra thật hợp lý và dễ thương. Cuộc sống nếu thật sự nhàm chán và tẻ nhạt thì tại sao “cây táo lại nở hoa” và “rãnh nước lại trong veo đến thế?” Vì vậy hãy nhìn vào sự tươi đẹp giản dị của cuộc sống xung quanh mình, hãy vui tuổi và lạc quan, đừng để nỗi lo miêu sinh làm khiến mình mệt mỏi, chán chường. 

Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị, gần gũi, phép điệp cấu trúc kết hợp với bút pháp đối… Lưu Quang Vũ đã ghê thiện tình yêu của mình đối với phố nơi mình sinh sống, đồng thời rộng hơn là tình yêu, sự lạc quan, hi vọng vào cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2024 - Cập nhật : 04/04/2024