Hình ảnh ông Bằng trong ngày 30 đã gửi gắm những thông điệp ngày Tết vô cùng tốt đẹp. Dưới đây Toploigiai sẽ phân tích nhân vật ông Bằng và thông điệp qua câu chuyện Ngày 30 Tết để bạn hiểu rõ hơn nhé!
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích là hình ảnh ông Bằng và thông điệp qua đoạn trích. “Mùa lá rụng trong vườn”
2. Thân bài
a. phân tích nhân vật ông Bằng:
- Ngoại hình: Là một ông lão lớn tuổi
+ Là một người từng trải
+ Có ý chí cứng rắn
+ Là một người có tri thức.
- khi thấy con dâu lên chơi: trong lòng “xôn xao”, “sững người”, “ngơ ngẩn”, “sắp khóc” khi thấy con dâu cũ. Chứng tỏ ông Bằng rất yêu quý người con dâu.
+ Khi đứng trước bàn thờ tổ tiên: Vái lạy, kính trọng, hoài niệm lại quá khứ, tri ân với cha mẹ, tổ tiên; tâm tình với vợ và con trai cả. Ông xúc động khóc “mắt cay xè, lòng lại buồn”.
⇒ Ông Bằng là hình ảnh con người đại diện cho xã hội cũ, thể hiện sự trân trọng cũng như tiếc nuối của tác giả đối với những giá trị xưa đang dần mất khi thị trường mới xuất hiện: trọng đạo đức gia đình và các chuẩn mực xã hội truyền thống nhưng đang phải gánh chịu nỗi đau từ thị trường đang dần làm mất đi giá trị gia đình.
b. Thông điệp ngày 30 Tết
- Tết Nguyên Đán là truyền thống của người Việt.
- Bàn thờ gia tiên, mâm cỗ thịnh soạn, gia đình đoàn viên, đó là những giá trị truyền thống gia đình tốt đẹp.
3. Kết bài
- Khẳng định vị trí của tác giả, tác phẩm.
- Cảm xúc của bản bản thân về đoạn trích.
Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Đoạn trích “mùa lá rụng trong vườn” được trích từ chương II của tiểu thuyết cùng tên, hoàn thành vào năm 1982. Tác phẩm được viết sau khi nhà văn quay trở lại Hà Nội, chính vì vậy bối cảnh chính của câu chuyện là trong một gia đình truyền thống của những năm 80 thế kỉ XX. Bằng phong cách trữ tình trầm lắng, duyên dáng, trong sáng, tình ý đằm sâu trong từng câu chữ, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm của ông đã thành công khắc họa nhân vật ông Bằng mang đầy giá trị truyền thống trong ngày 30 Tết, đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với những giá trị xưa đang mất dần trước thời đại.
Ông Bằng là một ông lão đã bảy mươi lăm tuổi, “ung dung tự tại, ý chí nghị lực một cách thâm trầm”, đó là phong thái của một ông lão đã có một cuộc đời thăng trầm đầy gian lao và cũng rất dũng cảm. Cuộc sống hồi trẻ ông đã từng “anh em thợ thuyền xông vào chiếm sở Bưu điện và giương cao lá cờ đỏ sao vàng những ngày tháng Tám năm 1945 ở thành Nam.” Ông cũng từng mở quán cà phê, giải khát để kiếm sống. Khi hòa bình đến, ông đã dạy học, làm báo. “Ông là một kho kiến thức cổ” và đã“già yếu, xưa nay rất kiêu hãnh về con cái nề nếp gia phong” . Ông Bằng là một người vững chãi “Ông có cái cốt cách cứng rắn. “Ông là trúc quân tử, gió bão không thể lay đổ, không thể gãy”, “Ông dùng cái đẹp để lấn át cái xấu, ông cố tình lãng quên cái xấu”, nhưng ở tuổi bảy lăm, ông lại rất cô đơn, dường như niềm vui suy nhất của ông là nhìn thấy con cái trưởng thành và tiếp xúc với con người, Ông buồn vì chuyện thằng Cừ, con trai ông đào nhiệm, bỏ ra nước ngoài, dù rất buồn những ông cũng chỉ để trong lòng. Ma Văn Kháng là một nhà tiểu thuyết nhưng đồng thời cũng là một cây bút truyện ngắn tài hoa, đã khắc họa thành công ông bằng là một người từng trải, hiểu sự đời, có vẻ ở cái tuổi gần đất xa trời ông Bằng đã trở thành một người thấu tình đạt lý, kiên cường, vững mạnh trước những nỗi buồn của cuộc sống.
Khi ông Bằng nghe tin chị Hoài lên chơi, lòng ông Bằng không khỏi “xôn xao”. Chị Hoài là người con dâu cũ của ông, nay chị đi đã đi bước vì chồng chị đã mất “vợ anh cả Tường liệt sĩ” , “ông cố đi cho ngay ngắn.Trông ông cao, gầy hơn mọi ngày, nhưng trang trọng, chỉnh tề hơn, mặt dầu vẫn là bộ comlê đen, kẻ sọc mờ, cài khuy chéo”. Lúc này đây, “gương mặt ông ánh lên cái cảm xúc của con người trước ngưỡng cửa của năm mới, do con mắt đã qua khỏi căn bệnh, sáng dậy, át đi vẻ già nua, tàn lụi và nỗi ưu tư còn ghi vết ở trên trán, và nếp da xệ ở hai bên cằm”. Ông bằng, “sững người”, “ngơ ngẩn”, “sắp khóc” khi thấy con dâu cũ. Chứng tỏ ông rất yêu quý người con dâu này. Khoảng khắc ông gọi con dâu “-Hoài đấy ư, con?”, bằng chất giọng “khê đặc, khàn rè”, biểu hiện ông Bằng vô cùng ngạc nhiên và xúc động trước sự xuất hiện của chị Hoài. Ông Bằng lại “nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt” hỏi: - Anh ấy và các cháu vẫn khoẻ cả chứ, con?” ân cần, quan tâm, hỏi thăm gia đình hiện tại của chị Hoài. Nhà văn đã tạo dựng được những nhân vật đặc sắc và những cuộc hội hấp dẫn đầy từ yêu thương bằng ngôn từ sáng tạo, phong phú, cho thấy mối quan hệ sâu sắc và đầy tính nhân văn chị Hoài và ông Bằng. Ông Bằng cũng là hình ảnh con người đại diện cho xã hội cũ, thể hiện sự trân trọng cũng như tiếc nuối của tác giả đối với những giá trị xưa đang dần mất khi thị trường mới xuất hiện: trọng đạo đức gia đình và các chuẩn mực xã hội truyền thống nhưng đang phải gánh chịu nỗi đau từ thị trường đang dần làm mất đi giá trị gia đình.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt. Hình ảnh ông bằng chỉn chu trước bàn thờ gia tiên khiến độc giả không khỏi thương nhớ “Ông Bằng soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái cà vạt, ho khan một tiếng,dịch chân lại trước mặt bàn thờ. “Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể”. Bằng tất cả sự kính trọng của mình, ông chắp tay khấn vái tổ tiên trong sự hoài niệm quá khứ, “Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ”, ông biết ơn, nhớ những lời dạy cũ cha mẹ, trân trọng từng giá trị, ông Bằng quả là người con hiếu thảo,, thể hiện được giá trị gia đình và tâm linh trong gia đình người Việt vào ngày 30 Tết.
Sau khi tri ân tổ tiên xong “một mâm cỗ quá ư thịnh soạn vào cái thời buổi đất nước còn rất nhiều khó khăn”, đã được bày ra. Con cháu trong nhà quây quần bên nhau thưởng thức bữa cỗ đầm ấm, mỗi năm chỉ có một lần này. “Sáu cái cốc cùng nâng. Thân mật và xốn xang lời chúc mừng qua lại và tiếng keng đùng đục của những chiếc thuỷ tinh động chạm nhau”, mọi ngừời chúc nhau những lời tốt đẹp. Có vẻ cái không khí giản dị, yên bình, đầm ấm này đã thành công để lại nổi khắc khoải trong lòng người đọc, một sự ấm cúng khó tả trước cảnh gia đình đoàn viên, con cháu từ các thế hệ trò chuyện với nhau, xóa bỏ mọi khoảng cách cũng như những nỗi buồn, giờ đây họ chỉ có gia đình bên cạnh vào dịp lễ quan nhất này. Đó là một truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt, đó cũng là sự thành công trong việc miêu tả một cái tết xao xuyến lòng người của Ma Văn Kháng.
Trong những thời gian khác nhau, ở từng tác phẩm cụ thể, Ma Văn Kháng là một trong số những nhà tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, là một ngọn cờ tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Văn chương của ông là phong cách văn xuôi miền núi, đồng thời cũng là một cây bút truyện ngắn tài hoa, với phút giây huyền diệu và trở thành một cây bút lý luận phê bình khá sắc sảo.
Đoạn trích “mùa lá rụng trong vườn” trích từ tác phẩm cùng tên có vai trò rất quan trong nền văn học Việt Nam bởi qua hình ảnh ông Bằng, tác giả đã gửi gắm những thông điệp vô cùng ý nghĩa, tết là ngày họp mặt gia đình, dù cách xa đến mức nào, những thành viên trong gia đình luôn có thể gặp nhau và cùng trò chuyện trong dịp này. Tuy trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện sự tiếc nuối khi những giá trị ấy có thể dẫn mất đi do thị trường và sự biến đổi của thời đại, nhưng trong tâm trí mỗi người dân Việt, và trong mỗi gia đình người Việt hiện nay, cái Tết vẫn luôn là những ngày lễ được giữ gìn và trân trọng nhất. Vì vậ, dù thới gian có thay đổi như thế nào đi nữa, thì dân ta vẫn trân quý phút giây này như nhà văn Ma Văn Kháng đã yêu quý và trân trọng.