logo

Phân tích Khúc tráng ca nhà giam của Xuân Ba (lớp 12)

Tuyển tập phóng sự “Những cự ly thương mến” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Xuân Ba. Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời các bạn cùng đến với bài Phân tích Khúc tráng ca nhà giam sau đây!


Dàn ý Phân tích Khúc tráng ca nhà giam của Xuân Ba

1. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Xuân Ba (vị trí văn học, đặc điểm sáng tác,....)

- Giới thiệu đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” (xuất xứ, khái quát nội dung và nghệ thuật chính...)

2. Thân bài:

* Vẻ đẹp và giá trị của đảo chìm vùng bãi đá ngầm Ba Kè

- Sắc nước có sự thay đổi theo độ sâu: sẫm đậm xanh đen là độ sâu hàng ngàn thước trở lên, séc lờ đờ nước hến là vài chục mét....

- Những bãi san hô mênh mông, rộng lớn được gọi là đảo chìm.

- Giá trị ẩn của đảo chìm: Đối với các nước phát triển như Nhật Bản thì đảo chìm quý giá như kim cương:

+ Tạo nên thống móng vững chắc, chằng chịt để xây những thành phố lớn, những sân bay...

+ Chỉ dấu của dầu khí vô vàn, là nguồn tài nguyên quý giá... 

+ Khu vực Ba Kè không có đảo chìm nhưng độ sâu vừa phải để xây dựng các nhà giàn để giữ chủ quyền đất nước, bảo vệ tài nguyên quốc gia.. 

* Vẻ đẹp của những chiến sĩ nhà giàn:

- Yêu công việc của mình, am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong công việc.

+ Công việc có nhiều khó khăn, vất vả, nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

+ Phân tích kĩ càng về màu nước biển tương ứng với độ sâu...

+ Cẩn thận, khéo léo trong từng giai đoạn từ lúc lên xuồng, lái xuồng đến giàn cho tới khí leo lên được nhà gian và mang số hàng quà tặng từ đất liền đến nhà giàn Ba Kè. 

- Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ, lý tưởng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Sự dữ dội, nguy hiểm của biển khơi và những cơn bão...

+ Không do dự mà lựa chọn lên xuồng ra biển lúc bão để làm nhiệm vụ... 

+ Những tấm gương về những chiến sĩ đã hi sinh cả tính mạng mình cho công việc: Thượng sĩ Nguyễn Hữu Quảng, Đại úy Vũ Quanh Chương, Đảng viên Nguyễn Văn An...

+ Mặc dù có sự kiên cố,tiện ích, hiện đại dần nhưng cũng bất tiện và nguy hiểm  Các chiễn sĩ vẫn không màng để thực hiện nhiệm vụ. 

- Lạc quan, có tinh thần đồng đội ấm áp, gắn bó, keo sơn.

+ Xem công binh là một nghề bí hiểm và lãng mạn. 

+ Hết sức ngăn cản những nhà báo muốn tham gia vào chuyến đi nguy hiểm. 

+ Khi đồng đội gặp nạn, sẵn sàng vượt bão để cứu giúp mà không lưỡng lự, sợ hãi (phân tích dẫn chứng) 

+ Ngay cả khi đứng trước ranh giới mong manh giữa sống và chết, vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân.

+ Giai điệu bài hát Hồn tử sĩ cùng lễ tưởng niệm những đồng đội - chiến sĩ hải quân đã hi sinh khi đi qua khu vực Ba Kè... 

* Thái độ, cảm xúc của tác giả khi chứng kiến, lắng nghe, trải nghiệm chuyến đi.

+ Sự trầm trồ, khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn... 

+ Sự kính trọng, yêu mến, tự hào trước lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ cũng như tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước...

* Nghệ thuật viết phóng sự đặc sắc: Kết hợp thủ pháp trần thuật và miêu tả, sử dụng những biện pháp đặc trưng thể loại (tính phi hư cấu, tính thời sự, yếu tố chính luận...), xen kẽ các đánh giá, thái độ của tác giả, giọng văn linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, hàm súc...

3. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 


Phân tích Khúc tráng ca nhà giam của Xuân Ba

Trong giới văn học Việt Nam, các nhà văn chuyên về viết ký không nhiều bởi viết ký không chỉ đòi hỏi tài năng nghệ thuật của người viết mà còn rất cực nhọc do phải “xê dịch” nhiều nơi. Cũng chính vì vậy nhà văn viết ký với nét sắc sảo cũng ít, tuy nhiên nhà báo Xuân Ba với phong cách sáng tác riêng biệt đã khẳng định vị trí trong thể loại phóng sự bủt kí Việt Nam.Mặc dù cũng có viết lách này khác và thi thoảng làm thơ, nhưng ông tự nhận xét về bản thân là người chuyên độc diễn. Tuyển tập phóng sự “Những cự ly thương mến” là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông. Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. 

Điểm đến cho chuyến đi lần này được tác giả giới thiệu ngay đầu đoạn trích “Con tàu xé sống lách màn đêm vào khu vực Ba Kè”. Như vậy, trong không gian trên tàu giữa biển khơi, thời gian bốn giớ sáng khi bầu trời còn là màn đêm, tác giả cùng các chiến sĩ hải quan tiến vào Ba Kè. Ba Kè là vùng đá ngầm phía nam quần đảo Trường Sa, nơi xâu dựng nhà giàn và hải đăng cho tàu thuyền xác định vị trí. Vẻ đẹp, giá trị của vùng biển cũng như đảo chìm san hô được tác giả miêu tả vô cùng cụ thể, sinh động. Trước hết màu sắc độ nước sẽ thay đổi theo độ sâu của thềm lục địa. Mặt biển hiện lên như tấm thảm đa màu sắc với màu lam, màu thẫm đẫm xanh đen, màu lờ đờ nước hến. Không chỉ dừng lại ở đó, những bãi san hô trĩu trịt nhiều màu sắc càng tô điểm cho tấm thảm ấy thêm sặc sỡ và bắt mắt hơn. Không phải là một bãi nhỏ hay một vùng diện tích giới hạn mà những bãi san hô ấy rộng lớn tậm chí đến cỡ trăm ki-lô-mét vuông. Qua miêu tả của tác giả, người đọc thực sự choáng ngợp, trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ và trù phú của biển Đông. Những rặng san hô ấy tùy vào thủy triều mà nhô lên trở thành địa điểm mà bây giờ mọi người gọi là đảo chìm. Giá trị của những đảo chìm ấy vô cùng to lớn, có thể ví đảo chìm như những viên kim cương quý giá đối với các nước phát triển như Nhật Bản. Tất nhiên, chỉ nói riêng mỗi đảo chìm đã đủ để Nhật Bản thả thả những hệ thống dài cọc kiên cố để làm móng xây dựng tành phố, sân bay…vậy mà những rặng san hô Trường Sa còn vô vàn chỉ dấu dầu khí – nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nhắc đến sự trù phú và giá trị to lớn của vùng biển này, tác giả vô cùng kính phục, biết ơn tướng Giáp Văn Chương – người đã mưu trí chủ động trong việc giữ đảo biển trước âm mưu của thế lực thù địch cùng những lính thủy đã đổ bao xương máu để giữ gìn, bảo vệ biển đảo tổ quốc. Khu vực Ba Kè mặc dù không có đảo chìm nhưng có độ sâu vừa đủ để xây dựng các nhà giàn vây bọc lấy nhau tạo thành thế trận giữ chủ quyền đất nước. Dưới sự quan sát tỉ mỉ và  cách miêu tả chân thực, tinh tế, tác giả Xuân Ba đã khắc họa vẻ đẹp cũng như giá trị to lớn của vùng biển đất nước nói chung và vùng biển Ba Kè nói riêng.

Phân tích Khúc tráng ca nhà giam của Xuân Ba (lớp 12)

Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi cũng khiến người đọc phải khâm phục, kính trọng. Mặc dù công việc có nhiều khó khăn vất vả, nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, am hiểu sâu sắc về công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đại tá Chẩn khi phân tích màu sắc nước biển đã cho thấy sự gắn bó, kinh nghiệm lâu năm của mình đối với công việc: độ thẫm đậm xanh đen là khoảng sâu từ ngàn thước trở lên, sắc lờ đờ nước hến cỡ vài chục mét còn sắc lam là những rặng san hô nhiều sắc độ bắt mắt. Không dừng lại ở đó, sự am hiểu, thành thạo công việc của các chiến sĩ còn được khắc họa qua sự cẩn thận, khéo léo trong từng giai đoạn từ lúc lên xuồng, lái xuồng cho tới khí leo lên được nhà giàn và mang số hàng quà tặng từ đất liền đến nhà giàn Ba Kè. Mặc dù sóng biển cùng thời tiết nguy hiểm nhưng các anh lính thủy vẫn bình tĩnh, suy xét và đưa ra những quyết định phù hợp. 

Đương đầu trực tiếp với đầu sóng ngọn gió, những chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ, lý tưởng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đứng trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, những cơn bão lớn với các đợt sóng dường như muốn nhấn chìm tất cả thì những chiến sĩ vẫn “nhanh chóng thông qua” phương án ra khơi tiếp tế. Chiếc xuồng được thả xuống như chiếc lá dềnh lên trụt xuống yếu ớt giữa biển. Thế nhưng ngồi trên chiếc thuyền ấy là những tinh thần dũng cảm, mưu trí, không sợ hiểm nguy. Tới đây, tác giả cũng đã hiểu lý do vì sao ai cũng cản những nhà báo tham gia hành trình nguy hiểm, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết này. Tất nhiên không phải bao giờ những chiến sĩ cũng có thể vượt qua sự dữ dội của thiên nhiên, nhiều tấm gương liệt sĩ đã phải trả giá bằng cả mạng sống để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tổ quốc. Đó là liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, đảng viên Nguyễn Văn An, đại úy Vũ Quang Chương hi sinh mà chưa kịp nhìn mặt con trai đầu lòng, thượng ủy Phạm Thảo…và nhiều liệt sĩ khác. Các thế hệ trước ngã xuống  nhưng các thế hệ sau tiếp tục nối bước, tiếp nối tinh thần anh hùng, quả cảm của đông đội trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền nước nhà. Trong đoạn trích, tác giả có miêu tả ba thế hệ nhà gian, mặc dù có sự hiện đại, tiện nghi, kiên cố hơn theo thời gian song những nhà giàn ấy vẫn vô cùng bất tiện, nguy hiểm. Vậy mà những lính thủy ngày đêm vẫn thay phiên nhau canh giữ biển đảo, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng.

Công việc nguy hiểm, khó khăn là vậy nhưng ở những chiến sĩ biển khới, ta vẫn thấy tinh thần lạc quan, tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó. Họ quan niệm rằng công việc này vừa bí hiểm vừa lãng mạn. Phải chăng sự lãng mạn đến từ niềm say sưa, hào hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên hay niềm vui, rạo rực khi bản thân hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp? Khi các nhà báo muốn tham gia vào các cuộc hành trình thì các chiến sĩ hết sức ngăn cản vì nguy hiểm. Trong khi đó các anh lại sẵn sàng lên xuồng để ra khơi thực hành nhiệm vụ, tiếp sức cho đồng đội. Dường như những chiến sĩ đã đặt mình giống như trong suy nghĩ của tác giả: “tiểu đội loanh quanh trên cái sàn diện tích hơn 50 mét vuông quanh năm suốt tháng ngó lên là trời, trông ngang là nước…”. Họ không muốn để đồng đội của mình một mình chống chọi với biển cả, dường như với những chiến sĩ, đồng đội đã trở thành người nhà. Ngay cả khi đứng trước ranh giới mong manh giữa sống và chết, vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân. Giai điệu bài hát Hồn tử sĩ vẫn vang lên cùng lễ tưởng niệm những đồng đội - chiến sĩ hải quân đã hi sinh khi đi di chuyển qua khu vực Ba Kè. Tất cả toát lên tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó, cảm động bao thế hệ mãi về sau.

Cuối đoạn trích, tác giả đã thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của khi chứng kiến, lắng nghe, trải nghiệm chuyến đi. Tác giả vô cùng trầm trồ, khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn khi có thể xây dựng được hệ thống nhà giàn, cắm được hệ thống cọc vững vàng, kiên cố xuống biển sâu như vậy. Bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ sự kính trọng, yêu mến, tự hào trước lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ cũng như niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của thế hệ sau này.

Bằng nghệ thuật viết phóng sự đặc sắc: Kết hợp thủ pháp trần thuật và miêu tả, sử dụng những biện pháp đặc trưng thể loại (tính phi hư cấu, tính thời sự, yếu tố chính luận...), xen kẽ các đánh giá, thái độ của tác giả, giọng văn linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, hàm súc...Xuân Ba đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về con người và thiên nhiên vùng biển nói chung và Ba Kè nói riêng.

icon-date
Xuất bản : 23/01/2024 - Cập nhật : 23/02/2024