Đến với bài Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy cái hay của Nguyễn Tuân, không chỉ gói gọn trong một chữ “ngông“, mà còn được thể hiện qua cách ông sử dụng từ ngữ tài tình, cùng nét bút tài hoa của một người cả đời gắn liền với chủ nghĩa xê dịch.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và truyện Hương cuội.
- Khẳng định về nét đặc sắc của tác phẩm: đến từ cá tính riêng biệt của cả nội dung và nghệ thuật
2. Thân bài:
- Phân tích cái hay trong nội dung truyện:
+ Lồng ghép giữa một buổi sinh hoạt gia đình chiều ba mươi tết, với cái thú vui thưởng rượu ngắm hoa của thời xưa.
+ Đánh giá về nội dung: Thể hiện sự thông thạo cùng cái nhìn am hiểu phong tục và thời đại của Nguyễn Tuân
- Phân tích cái hay trong nghệ thuật:
+ Sử dụng các từ ngữ miêu tả giàu sức gợi: tái hiện dáng hình cụ Kép cùng vẻ đẹp của vườn cây mà cụ đã dành cả đời để chăm bón
+ Nghệ thuật am hiểu tâm lý nhân vật: thông qua cái cách Nguyễn Tuân diễn tả lại đam mê của cụ Kếp
+ Miêu tả tỉ mỉ từ lúc rửa đá cuội cho tới khi nấu thành công mẻ mạch nha, tái hiện thành công khung ảnh thưởng rượu ngâm thơ.
+ Ngôi kể thứ ba, giúp đánh giá được toàn cảnh về những phong tục của một thời đã cũ, cùng lời gợi nhắc về giá trị gìn giữ và lưu truyền.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị trong nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Tuân thông qua truyện Hương cuội.
- Bài học nhắn gửi tới thế hệ trẻ: Biết lưu giữ và bảo vệ nét đẹp văn hóa sắp dần mai một theo thời gian.
“Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa.“ - Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã từng nhận định như thế, khi ông đánh giá về phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này. Quả thực, trong những sáng tác của mình, Nguyễn Tuân đã làm rất tốt khi ông đã thể hiện nội dung phong phú cùng nghệ thuật miêu tả đặc sắc thông qua truyện kể Hương cuội.
Tác phẩm “ Hương cuội “ là câu chuyện kể về nhân vật cụ Kế - một người có niềm đam mê mãnh liệt từ khi còn trẻ hay cả lúc về già, đó là trồng riêng cho mình một vườn cây đầy hoa thơm cỏ quý, đặc biệt là các loại hoa lan. Người ta ấn tượng với hình ảnh một ông lão phúc hậu lúc nào cũng khoác lên mình chiếc áo lông, cặm cụi cắt tỉa những chiếc lá sâu trong vườn. Cụ Kế là chứng nhân lịch sử, là dấu ấn của thời gian qua dòng chuyển giao thời đại, vẫn còn giữ lại được trong nếp sống lề lối quen thuộc cùng giá trị tinh thần xưa cũ.
Cái hay của nội dung truyện :” Hương nội “, nằm ở việc Nguyễn Tuân đã khéo léo lồng ghép sự chuyển giao của thời đại ấy, giữa một buổi sinh hoạt gia đình chiều ba mươi Tết - với cái thú vui thưởng rượu ngắm hoa của thời xưa. Giữa khung cảnh gia đình quây quần sửa soạn rửa lá gói bánh, quét tước nhà cửa, là những câu thơ ngâm cùng tràng cười sảng khoái khen ngợi hoa đẹp thơ hay. Ngay từ cái cách chọn lựa nên trồng loại lan nào của cụ Kế, cho tới cách chọn sỏi rồi cách nấu kẹo mạch nha sao cho ngon được miêu tả tỉ mỉ kỉ lưỡng, đã cho ta thấy sự thông thạo cùng cái nhìn am hiểu phong tục thời đại của Nguyễn Tuân thật sâu sắc.
Sự ấn tượng của “ Hương cuội “ còn nằm ở giá trị nghệ thuật mang đậm phong cách cá nhân của người nghệ sĩ. Khung cảnh sinh hoạt gia đình chiều ba mươi Tết đầm ấm quây quần hay vườn cây được chăm sóc kĩ càng mà cụ Kép đã dành cả đời để chăm bón được tái hiện qua việc sử dụng các từ ngữ miêu tả giàu sức gợi. Nghệ thuật am hiểu tâm lý nhân vật được bộc lộ thông qua cái cách Nguyễn Tuân diễn tả lại đam mê của cụ Kép, luôn dành thời gian để chăm sóc mảnh vườn một cách tỉ mỉ, dựa vào thời tiết để phán đoán ngày mà những chậu lan của cụ nở hoa. Một lần nữa, ta càng khâm phục trước sự kỹ càng trong nghệ thuật miêu tả, từ lúc người làm rửa đá cuội cho cụ Kép, chọn ra từng viên tròn trịa sáng bóng; cho tới khi tái hiện lại mùi thơm của mẻ kẹo mạch nha mới nấu, và cuối cùng là khung cảnh thưởng rượu ngâm thơ. Ngôi kể thứ ba giúp Nguyễn Tuân có cái nhìn toàn cảnh về phong tục của một thời đã cũ. Đó là thói quen song hành giữa tửu và hoa.
Thông qua tác phẩm Hương cuội, ta đã thấy được nét riêng nổi bật chỉ có ở phong cách của người nghệ sĩ dành cả đời để đi tìm cái “ ngông “, cùng thú vui xê dịch đi để thu hết đó đây vào tầm mắt, viết nên những sáng tác vừa đặc sắc về nội dung lại phối hợp khéo léo về nghệ thuật. Phong thái ấy không bị trói buộc bởi lễ nghi, lại càng không vì thời cuộc mà trở nên gò bó.
>>> Tham khảo: Tóm tắt truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân
Văn chương là khúc ca đẹp đẽ và tinh túy nhất, là tiếng ca vang lên từ nguồn mạch của cuộc sống muôn hình vạn trạng, mang theo những tha thiết và rạo rực của tâm hồn con người. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. Sức mạnh của nó nằm ở nguồn sống, chất sống cất lên từ hiện thực, từ những nét đẹp tinh thần. Văn học ưu ái một chú chim hót vang mừng nắng sớm, thiết tha một bông hoa nhài ngậm sương. Nhưng bao giờ cũng thế, văn học luôn lấy con người và bóng dáng thời đại làm tâm điểm. Và trên con đường khám phá sắc màu của cuộc sống, ta bắt gặp Nguyễn Tuân - người suốt đời đi tìm cái đẹp với truyện ngắn "Hương cuội". Tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả qua nội dung phong phú và những đặc sắc về nghệ thuật.
"Viên ngọc sáng của nền văn học Việt Nam", "người theo đuổi cái đẹp vĩnh hằng" hay "cây bút của vẻ đẹp cuộc sống" là những mĩ từ mà độc giả nhiều thế hệ dành tặng cho nhà văn Nguyễn Tuân - một cây bút tài hoa, uyên bác và có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Nguyễn Tuân có thể ví như bậc thầy của ngôn từ với phong cách sáng tác gói trọn trong chữ "ngông", phóng túng, ngang tàng nhưng lại chất chứa những giá trị nhân sinh cao cả. "Hương cuội" có lẽ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn mang đầy đủ những nét đặc trưng của ngòi bút Nguyễn Tuân.
Đến với "Hương cuội", ta biết đến cụ Kép - một nhà nho "sinh nhầm thời" với thú chơi lan tao nhã. Qua từng trang văn, ta bắt gặp hình ảnh một gia đình quây quần, rộn rã không khí đón xuân sang với những con người, những sự việc rất đỗi bình dị. Ta đồng thời chứng kiến bữa tiệc thưởng rượu giữa các lão bối trong làng với vẻ trang trọng nhưng không kém phần lãng mạn. Cứ thế, Nguyễn Tuân không chỉ phác họa trước mắt bạn đọc một bức tranh về làng quê Việt Nam thời cổ xưa, mà còn khéo léo truyền tải những giá trị truyền thống và nét đẹp đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Cũng qua tác phẩm, ta thấy được sự trân trọng cảu tác giả với những giá trị văn hóa cổ truyền và niềm tiếc nuối, hoài cổ về những nét đẹp ấy trong thời buổi "Tây - Tàu nhố nhăng".
Tác phẩm ấn tượng với người đọc ngay từ nhan đề "Hương cuội". Tại sao cuội đá vô tri lại có mùi hương? Nhan đề đã thành công trong việc khơi dậy trí tò mò của người thưởng văn. Đọc hết tác phẩm, ta sẽ hiểu "hương cuội" ở đây là mùi hương của đá cuội - mùi hương mặc lan được cụ Kép tỉ mỉ "bỏ tù" trong từng viên kẹo mạch nha nhân đá cuội.
"Hương cuội" viết về đề tài văn hóa truyền thống - lối đi riêng của Nguyễn Tuân giữa muôn vàn các tác phẩm viết về cuộc sống thống khổ của con người, về sự hỗn loạn của xã hội, hay về giấc mơ thoát tục nơi bồng lai tiên cảnh.. Giữa lúc các nhà văn đi sâu vào khai thác hiện thực cuộc sống, hoặc giải thoát khỏi hiện thực ấy bằng những áng văn bay bổng, thì Nguyễn Tuân lại tìm về vẻ đẹp văn hóa cổ xưa nay chỉ còn vang bóng.
Gran-đi từng cho rằng: "Không có nghệ thuật nào là không có hiện thực. Cuộc sống là nơi bắt đầu, cũng là nơi đi tới của văn chương hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác, văn học phải cắm rễ vào cuộc đời và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào." Thật vậy, một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm mang được hiện thực cuộc sống đến trang văn. Với "Hương cuội", tác phẩm đã thành công tái hiện một góc sống nơi làng quê Việt Nam với những nếp sống còn vẹn nguyên giá trị xưa cũ mà chưa bị mai một bởi sự du nhập và bão hòa văn hóa của những luồng gió không ngừng thổi tới, len lỏi cả vào nếp nghĩ, nếp sống của con người.
Câu chuyện mở ra với khung cảnh cả nhà cụ Kép quây quần bận rộn chuẩn bị đón Tết. Hai người phụ nữ lau kĩ lá dong, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng. Mấy đứa trẻ nô đùa trong sân. Bõ già rửa sạch những hòn đá cuội trong khi cụ Kép chăm chút mấy chậu lan dưới giàn thiên lí. Một không khí đầm ấm, rộn rã rất Việt. Nguyễn Tuân đã khéo léo lồng ghép một buổi chiều ba mươi Tết bận rộn với cái thú ngâm thơ, thưởng rượu, ngắm hoa của người xưa. Cũng từ đó, chúng ta được dịp nhìn kĩ hơn những con người là chứng nhân của sự chuyển dịch thời đại, mang trong mình niềm hoài cổ và sự trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Cụ Kép qua ngòi bút Nguyễn Tuân là người thích ngâm thơ, đặc biệt là có thú chơi lan. Thú chơi ấp ủ từ khi còn trẻ, nhưng cho mình là người "chọn nhầm thế kỉ", lo cho sinh mạng còn chưa xong, cụ đành gác niềm vui ấy lại. Mãi đến tuổi xế chiều, khi thấy đã đủ tư cách chơi hoa, cụ mới gây cho mình một vườn lan cho thỏa sở nguyện. Cụ đối đãi với hoa nâng niu, trân quý. Cụ cho rằng, người chơi hoa pjair lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không biết lên tiếng. Cụ quan niệm, chơi hoa mà để hoa dãi dầu mưa nắng, trổ hoa không ai biết, tàn lá không ai hay thì chơi làm gì cho tội. Cụ am hiểu tình nết từng loài hoa. Vườn hoa của cụ đua nở đủ loài đủ sắc, nhưng chỉ có lan bạch ngọc là cụ không trồng bởi cụ hiểu tính loài này, yểu điệu, khó chiều phù hợp với phụ nữ. Cụ còn cầu kì lấy hương lan để ướp kẹo mạch nha thưởng Tết như một thứ quà tao nhã. Đọc truyện, ta thấy vô cùng trân trọng hình ảnh một cụ già đứng bên mấy chậu lan vừa cẩn thận chăm chút, vừa từ tốn dặn dò bõ già nấu kẹo sao cho khéo, vừa nhẹ nhàng hướng dẫn các con làm lồng bàn giấy, lựa đá cuội.. Và khung cảnh cụ Kép cùng bốn cụ trong làng ngồi bên nhau uống rượu, ngắm hoa, thưởng kẹo, nhẩn nha ngâm vịnh thơ văn khiến người đọc như lạc vào không khí Tết cổ truyền xưa. Thật đáng quý khi giữa thời buổi Tây Tàu nhố nhăng, những nho sĩ cuối mùa ấy vẫn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, dành tình yêu, sự trân trọng lớn lao cho bản sắc dân tộc đang có nguy cơ mai một.
Thành công của truyện "Hương cuội" không chỉ nằm ở những đặc sắc về nội dung mà còn bởi sự tinh tế, tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân về phương diện nghệ thuật. Chọn ngôi kể thứ ba, nhà văn "đứng ngoài" quan sát và kể lại khách quan câu chuyện chiều ba mươt Tết. Cốt truyện của "Hương cuội" nhịp nhàng theo dòng chảy thời gian, không kịch tính, không mâu thuẫn, mạch truyện cứ "chảy trôi" theo từng sự việc. Vậy mà dõi theo từng trang văn, người đọc như lạc vào một thế giới vừa quen, vừa lạ lúc nào chẳng hay. Đọc "Hương cuội", ta còn thán phục Nguyễn Tuân bởi cách dựng cảnh tài tình. Với sự am hiểu nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền, nhà văn tài hoa ấy đã thành công trong việc tạo nên một khung cảnh Tết đậm chất cổ xưa. Giọng văn của ông cũng thật đặc biệt: Trang trọng, cổ kính mà nhẹ nhàng, đậm chất thơ. Nhân vật chính - cụ Kép được khắc họa thể hiện được nét riêng của Nguyễn Tuân trong cách tiếp cận con người: Nếu cuộc sống được ông tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa thì con người lại được ông tiếp cận dưới góc nhìn nghệ sĩ. Nhân vật cụ Kép hiện lên như một nghệ sĩ trong nghệ thuật chơi hoa: Cầu kì, tỉ mỉ, cẩn trọng và tài hoa. Cụ Kép khiến ta nhớ đến hàng loạt các nhân vật khác trong "Vang bóng một thời" : Huấn Cao, cụ Ấm, ông Sáu.. mỗi nhân vật là một người nghệ sĩ trong lĩnh vực mà họ am hiểu, yêu thích: Thư pháp, trà đạo, thả thơ, thả diều..
"Hương cuội" như những trang lưu bút của thời gian, mang đầy âm hưởng hoài niệm về vẻ đẹp một thời xưa cũ trong sự giao thoa của thời đại, khi cái mới dần hội nhập và cái cũ dần lụi tàn. Sự ra đời của "Hương cuội" nói riêng, "Vang bóng một thời" nói chung đã thể hiện nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Tuân: Sự nuối tiếc những giá trị xưa đang dần bị quên lãng giữa cái xô bồ, ào ạt của nếp sống Tây phương đang thịnh hành; niềm thiết tha giữ lại vẻ đẹp văn hóa cổ truyền.. Đó là cách để nhà văn thể hiện lòng yêu nước thầm kín, mãnh liệt cũng như thái độ bất hòa với xã hội nhố nhăng đương thời.
Trái tim người nghệ sĩ không ngừng thổn thức, rung động trước những điều đẹp đẽ, đập liên hồi vì tình yêu rạo rực với văn chương và cuộc sống. Cũng từ ấy, tất cả giá trị vĩnh cửu được tái sinh qua bút pháp tài hoa của những nhà văn, nhà thơ. "Hương cuội" đã thành công lưu lại những giá trị văn hóa vĩnh cửu ấy: Nét đẹp con người và nếp sống truyền thống cổ xưa. "Hương cuội" còn nhắc ta biết trân trọng, nhớ về cội nguồn dân tộc, về bản sắc Việt Nam..
Nguyễn Tuân được bạn đọc biết đến như một viên ngọc đắt giá trong làng văn Việt Nam. Trưởng thành với cha là một nhà Nho trong thời điểm Hán học suy tàn, ông thấm thía rất rõ sự thay đổi của thời cuộc. Phong cách nghệ thuật của ông đa dạng, phong phú, không đi theo lối mòn như các nhà văn cùng thời mà pha một chút phóng túng, chủ quan. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trong nhiều tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu như truyện ngắn "Hương cuội".
"Hương cuội" trích trong "Vang bóng một thời" – gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng, tập truyện được đánh giá là "gần đạt tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ". Với tập truyện này, Nguyễn Tuân đã khẳng định được tài năng của mình trên mọi phương diện. Trước hết, phải kể đến lựa chọn đề tài. Nhà văn đã tìm cho mình một lối đi riêng. Giữa rất nhiều những tác phẩm đi vào khía cạnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời, xã hội tây không ra tây, ta không ra ta, xã hội mà một tang gia cũng khiến cả gia đình hạnh phúc, cả khu phố vui vẻ.. thì Nguyễn Tuân lại tìm về với vẻ đẹp văn hóa cổ truyền xưa trong thú vui trà đạo, thư pháp, thả thơ, thả diều.. của những nho sĩ cuối mùa. Âu, đó cũng là một cách "chơi ngông" của Nguyễn Tuân chăng?
"Hương cuội" ca ngợi vẻ đẹp văn hóa của dân tộc qua việc miêu tả thú chơi hoa của nhân vật cụ Kép. Ngay từ những dòng đầu của truyện ta có thể thấy hình ảnh một ông cụ dù tuổi đã về già nhưng vẫn giữ cho mình một thú vui tao nhã. Thực ra, cụ Kép có thú chơi lan từ khi còn trẻ, nhưng vì thời cuộc, đến cuối đời, cụ mới gây được cho mình một vườn lan. Cụ đối đãi với hoa nâng niu, trân quý. Cụ cho rằng, người chơi hoa phải lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không biết lên tiếng. Cụ quan niệm, chơi hoa mà để hoa dãi dầu mưa nắng, trổ hoa không ai biết, tàn lá không ai hay thì chơi làm gì cho tội. Cụ am hiểu tình nết từng loài hoa. Vườn hoa của cụ đua nở đủ loài đủ sắc, nhưng chỉ có lan bạch ngọc là cụ không trồng bởi cụ hiểu tính loài này, yểu điệu, khó chiều phù hợp với phụ nữ. Cụ còn cầu kì lấy hương lan để ướp kẹo ăn Tết.
Thú chơi lan của cụ trong truyện được Nguyễn Tuân khéo léo lồng ghép trong khung cảnh chuẩn bị Tết. Nguyễn Tuân đã tái hiện lại một cách khéo léo cảnh sinh hoạt của một gia đình trong đêm giao thừa, mỗi người một việc: Bõ già nấu kẹo mạch nha, cụ Kép cùng những người con làm lồng bàn giấy, lựa đá bọc kẹo, bê hoa vào nhà trưng.. Qua từng câu văn, ta dường như có thể chứng kiện tận mắt quy trình ướp kẹo bởi hương lan của nhà cụ Kép. Bằng con mắt tinh tường quan sát cùng vốn sống phong phú, Nguyễn Tuân đã thực sự miêu tả thành công quá trình làm thức kẹo đặc biệt ấy. Từ việc nấu kẹo mạch nha sao cho không bị khê đến việc chọn những viên đá cuội phải thật trắng, thật tròn.. và ngay kể cả việc làm lồng bàn giấy sao cho đúng kích thước. Tất cả diễn ra theo quy trình chuẩn, được tác giả miêu tả tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt là hình ảnh bữa rượu "Thạch lan hương", một bữa rượu đầu năm cùng những người bạn già dường như đã trở thành một thói quen, một thú vui của một nhà Nho cuối mùa. Văn hóa sinh hoạt truyền thống cùng thú vui thưởng rượu ngắm hoa được lồng ghép đan xen một cách hợp lý và vô cùng tinh tế, tất cả kết hợp lại với nhau tạo nên bức tranh làng cảnh Bắc bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó ta có thể thấy được sự tinh tế, thông thạo cùng cái nhìn am hiểu phong tục văn hóa thời đại của Nguyễn Tuân.
Điều đặc biệt trong ngòi bút Nguyễn Tuân là ông luôn tiếp cận cuộc sống ở góc nhìn văn hóa, và tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Thú chơi hoa của nhân vật qua ngòi bút duy mỹ của ông đã trở thành nét đẹp văn hóa và cụ Kép trở thành người nghệ sĩ trong nghệ thuật chơi hoa. Nhân vật cụ Kép khiến ta nhớ tới hàng loạt các nhân vật khác trong Vang bóng một thời: Huấn Cao, cụ Ấm, ông Sáu.. Họ đều là những «nghệ sĩ» trong những thú vui tao nhã đậm nét cổ truyền: Chơi chữ, trà đạo, thả diều, thả thơ..
Kể về thú chơi tao nhã của nhân vật cụ Kép, Nguyễn Tuân thể hiện lòng thiết tha với truyền thống dân tộc, với nét đẹp văn hóa cổ truyền của đất nước. Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống cũng là cách để nhà văn thể hiện thái độ bất hòa với xã hội đương thời – xã hội Tây hóa đã mai một đi rất nhiều những giá trị truyền thống. Phải chăng, đó cũng là cách Nguyễn Tuân khẳng định lòng yêu nước thầm kín mà mãnh liệt của mình? Qua truyện ngắn này, người đọc có thể hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa, để ta biết trân trọng, gợi nhắc ta nhớ lại về cội nguồn dân tộc, về bản sắc Việt Nam dù trong thời đại nào cũng không thể bị xóa nhòa và không nên bị quên lãng.
Thành công của tác phẩm không chỉ nằm ở nội dung mà còn trên cả phương diện nghệ thuật. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba mang tính khách quan giúp Nguyễn Tuân có cái nhìn bao quát toàn bộ về văn hóa, phong tục của một thời xưa cũ. Hình ảnh gia đình cụ Kép quây quần bên nhau chuẩn bị cho đêm giao thừa và vườn lan mà cụ cất công vun trồng, chăm sóc được khắc họa tinh tế, chi tiết bằng nhiều từ ngữ miêu tả trang trọng, cổ kính, giàu sức gợi. Bên cạnh đó, trí tưởng tượng phong phú cùng khả năng quan sát tinh tế cũng đã góp phần không nhỏ trong việc làm sống dậy nét văn hóa đặc trưng dân tộc đang dần bị lỗi thời từ đó nhắc ta nhớ về những nét đẹp giá trị truyền thống để gìn giữ và lưu truyền.
Nguyễn Đình Thi từng nói: "Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật." Chính xác là như vậy, thông qua các sáng tác của ông, ta có thể hiểu rõ hơn về tâm hồn của người nghệ sĩ suốt đời đi theo chủ nghĩa xê dịch. Con người ấy được nhắc đến như một nhà văn ngông cuồng suốt đời đi tìm cái đẹp. Và truyện ngắn Hương cuôi thực sự khiến ta mở mang tầm mắt hơn, nhắc cho ta nhớ về những thú vui tao nhã đang dần trở nên lỗi thời, đang dần biến mất khỏi danh sách những thú vui tiểu khiển mang đậm nét văn hóa của thế hệ cha ông ta. Tất cả được phác họa lại dưới ngòi bút tài hoa, chân thực sống độn
>>> Xem thêm: Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Miền quê của Nguyễn Khoa Điềm