logo

Hãy viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn)

Mảnh đất Hải Dương được mệnh danh là một trong những tỉnh thành ở Bắc Bộ có truyền thống hiếu học. Nơi đây có rất nhiều các trạng nguyên nổi tiếng sử sách, có công lớn trong sự nghiệp của nước nhà. Với bài văn hãy viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn) dưới đây các em sẽ hiểu thêm về truyền thống hiếu học ngàn đời của mảnh đất này.

Đề bài: Hãy viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn)

      Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được mệnh danh là một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất của đất nước ta nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Vị trạng nguyên này học rộng, tài giỏi nhưng có tướng mạo xấu xí nên có rất nhiều những câu chuyện thú vị xoay quanh ông. Sự nghiệp và cuộc đời của Mạc Đĩnh Chi là một trong những tấm gương sáng về nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Thể hiện khát khao và hoài bão của thanh niên trẻ tuổi với tâm niệm suốt đời phục vụ cho nhân dân, nước nhà. Với hơn 45 năm phụng sự cho đất nước, tên tuổi của Mạc Đĩnh Chi mãi là niềm tự hào của người dân Hải Dương.

Hãy viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn)

      Đôi nét về thân thế: Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) có tự là Tiết Phu, quê ông ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sử sách cũ ghi lại, ông có ngoại hình xấu xí nhưng bù lại rất thông minh, từ nhỏ đã nổi tiếng bởi sự hiếu học, được nhân dân trong vùng suy tôn là thần đồng. Gia cảnh vốn nghèo khó, lại mồ côi cha từ nhỏ, Mạc Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn nên ông chỉ đứng ngoài nghe lỏm thầy giảng bài. Thuở nhỏ ông cũng hay đau yếu, nhà lại túng đói nên thân thể gầy nhòm, còi cọc, nhưng nhờ tài năng hơn người nên nổi tiếng khắp vùng.

      Đôi nét về sự nghiệp: Năm 1304, dưới triều vua Trần Anh Tông, trong khoa thi Đình, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên lúc đó ông chỉ vừa tròn 20 tuổi.  Theo luật thời xưa, người đỗ đầu kỳ thi Đình phải gặp mặt vua để vua xét dung mạo, nếu vua ưng mới quyết định đỗ trạng hay. Mạc Đĩnh Chi yết kiến vua, vua thấy ông xấu xí nên không muốn cho ông được đỗ trạng. Để tỏ chí khí của mình ông đã làm bài Ngọc tỉnh liên phú với hình ảnh trung tâm là hoa sen trong giếng ngọc để khẳng định phẩm chất và phong thái cao quý của mình, thể hiện sự vượt xa hơn người của bản thân về mọi mặt song không muốn a dua với những thứ tầm thường, Vua xem xong biết ông là một thiên tài nên quyết định cho ông đậu trạng.

      Vì tài giỏi, có tài ăn nói tốt, Mạc Đĩnh Chi được vua cử đi sứ ở Trung Quốc, nhân có người dâng vua một chiếc quạt, vua Nguyên đã yêu cầu trạng nguyên Đại Việt đề thơ vào chiếc quạt. Bài thơ của Mạc Đĩnh Chi lời ý sâu sắc, chữ viết đẹp, vua xem xong, khen ngợi rồi đích thân hạ bút phong cho ông là Lưỡng quốc Trạng Nguyên: tức là trạng nguyên của hai nước.

Hãy viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn)

      Mạc Đĩnh Chi làm quan dưới ba triều vua Trần Anh Tông (1293 – 1314), Trần Minh Tông (1314 – 1329), Trần Hiến Tông (1329 – 1341). Suốt 45 sự nghiệp của mình ông đã giúp vua việc nước, nội trị, ngoại giao, khuyến tài, khuyến học, trông coi đê điều, phát triển văn hoá, xã hội, khuyến nông… những đóng góp của ông cho dân tộc quả là không nhỏ. Năm 1339, khi bước sang tuổi 67 ông dâng sớ xin cáo quan về quê, nhà vua rất quý trọng muốn giữ ông ở lại nhưng không được. Vua mong ông ở gần Kinh Đô để gần gũi, hỏi han nhưng ông một mực đòi về quê nhà ở Lũng Động, ở nếp tranh nhà chữ, mở trường dạy học, sống đạm bạc với dân làng. Trong 8 năm ở quê nhà, Mạc Đĩnh Chi viết khá nhiều thơ phú nhưng rất tiếc đến nay không còn lưu lại bao nhiêu. Năm 1347, Mạc Lĩnh Chi lâm bệnh nặng, mất tại quê nhà, thọ 75 tuổi, vua vô cùng thương tiếc nên cấp tiền bạc cho dân làng dựng đền thờ ông, gọi là đền Quan Trạng. Mạc Đĩnh Chi cũng được sắc phong là Thành Hoàng.

------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Viết về 1 Trạng Nguyên ở Hải Dương thời phong kiến mà em thấy ấn tượng nhất (thân thế, sự nghiệp ngắn gọn). Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 03/05/2023 - Cập nhật : 03/07/2023