logo

Nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1

Chiến tranh tuy đã qua đi, nhưng dư âm mất mát của chúng cùng sức mạnh hào hùng của nhân dân ta thì vẫn còn vang vọng, sống mãi trong những tác phẩm văn chương lưu giữ muôn đời. Cùng Toploigiai Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1 để hiểu rõ hơn về tinh thần dũng cảm của quân dân ta trong những năm tháng chiến tranh gian khổ nhé! 


Dàn ý Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần phân tích.

II. Thân bài:

* Nguồn cảm hứng sáng tác:

- Chủ đề của Dấu chân người lính là lịch sử dân tộc. Nội dung chủ yếu nói về cuộc hành quân, vây đánh giặc ở núi rừng Quảng Trị. 

- Đề tài chiến tranh chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động của các nhân vật ở các vùng miền, dân tộc, lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội, gia đình chính ủy Kinh là một ví dụ điển hình, mỗi người đều mang trên vai mình một nhiệm vụ riêng của dân tộc. 

- Các nhân vật khác ở các làng quê ở các làng quê khác nhau đều có mặt trong cuộc hành quân vĩ đại này của cả dân tộc. Có thể xem đây là bộ tiểu thuyết lịch sử về chiến tranh cách mạng.

* Trình bày về diễn biến của Chương I 

- Khung cảnh thiên nhiên mở đầu tác phẩm: sự tàn phá hung bạo của chiến tranh cùng nghị lực chiến đấu của dân tộc 

- Cuộc gặp gỡ, mối duyên giữa nhân vật Khuê và anh Kinh: không hẹn mà gặp, sau đó lại được hội ngộ trong lần Khuê chuyển công tác 

=> Sức sống mạnh mẽ, hiên ngang của người lính cụ Hồ 

=> Tinh thần anh dũng gắn bó đồng sức đồng lòng cùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

- Phẩm chất của nhân vật Kinh: gần gũi, nhiệt tình, không hề lạnh lùng xa cách 

* Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: 

- Minh chứng cho sự am hiểu tâm lí nhân vật của một nhà văn trưởng thành trên cung đường cách mạng. 

- Với tư cách của một người lính đã nếm trải tất cả những gì thuộc về chiến tranh, cùng với độ nhạy cảm của một nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã dựng lại không khí hào hùng của một giai đoạn chiến tranh đầy máu lửa của lịch sử, điều đó người đọc đã cảm nhận được qua Dấu chân người lính, với những trận đánh, những chiến dịch ở Khe Sanh, ở quả đồi Không Tên, ở Tà Cơn…

III. Kết bài:

- Đánh giá về tài năng của Nguyễn Minh Châu cùng bài học về tinh thần yêu nước thông qua Chương I của tác phẩm Dấu chân người lính. 


Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1

     Giá mà nhà văn Nguyễn Minh Châu còn có thêm 20 năm sống, thì không biết, văn học chúng ta, bước khỏi không gian chiến trận, đã có thêm những trang viết mới mẻ về con người Việt Nam trên hành trình hòa hợp, hòa hiếu, khoan dung để cùng nhau xây dựng một cuộc sống xứng với những hy sinh vô lượng… Người đời đã bình luận về tài năng của Nguyễn Minh Châu như thế, thông qua tìm hiểu những sáng tác mà ông đã để lại cho đời. Và Chương I trong tác phẩm Dấu chân người lính đã thành công khái quát về sự hy sinh vô lượng của những anh bộ đội cụ Hồ - chiến dấu bảo vệ đất nước ngày còn khó khăn gian khổ. 

     Mở đầu Chương I, là khung cảnh thiên nhiên núi rừng được tái hiện qua cụm từ: “ âm u, rậm rạp.” Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau. Đó là cái im lìm báo hiệu một cuộc chiến dịch mới sáp chuẩn bị diễn ra, sự tĩnh lặng để chờ đợi sự bùng nổ. 

Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1

     Trong cái núi rừng âm u rậm rạp ấy, là nơi những anh bộ đội cụ Hồ vẫn ngày đêm miệt mài ngụy trang, vận chuyển, ráo riết tập dợt cho ngày mở ra chiến dịch. Đó là những anh nuôi quân hiền như đất với cái chào gần gũi, là nhân vật Khuê tuổi trẻ tài cao được mọi người yêu mến. Giữa cái căng thẳng của lửa đạn chiến tranh có thể bùng lên bất cứ khi nào, là cuộc gặp gỡ đầy hài hước giữa đồng chí Khuê và anh Kinh - trong một lần anh Khuê đi chăn bò cho đại đội không may để bò ăn mất lúa của dân, và được anh Kinh lùa đàn bò về hộ. Cái duyên ngộ ấy thật lạ, khi ở lần sau gặp lại, họ đã trở thành đồng chí chung chiến tuyến sát cánh bên nhau làm chiến dịch, vào lần anh Khuê được cấp trên yêu cầu thuyên chuyển công tác. Biết là khó khăn, nhưng anh Khuê không hề nao núng, sẵn sàng xả thân dù ở trong hoàn cảnh nào. 

     Và cái thân thiện của anh Kinh đã thể hiện sự gắn bóng, gần gũi của những người chiến sĩ. Tuy không hút thuốc, nhưng trong túi anh lúc nào cũng có vài bao, để mời mọi người. Anh coi đồng đội của mình như người thân trong nhà, coi cấp dưới là đứa con nhỏ “ có vấn đề gì hãy cứ mạnh dạn chia sẻ cùng tôi.” Người chiến sĩ cụ Hồ vừa dũng cảm can trường, tuy có chức vụ nhưng không hề lạm quyền xa cách, mà là cầu nối gắn kết mọi người. 

Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1

     Sau những ngày đầu cuộc chiến tranh trường kỳ kết thúc thắng lợi, sau những trang viết tràn đầy hào khí chiến thắng, trên chặng đường mới của hiện trạng một đất nước hậu chiến không hoàn toàn như đã từng tưởng tượng, với bao nhiêu vấn đề mới xuất hiện, những nhà văn vẫn mặc áo lính, đã bước vào một chặng đường nhận thức và sáng tác mới. Đó là cái nhìn đầy tinh tế của Nguyễn Minh Châu, cùng lối thể hiện đã thành công tái hiện lại những nghịch lý còn tồn tại ở đời thường. Khi viết về những điều ấy, ông đã gây nên những tranh luận khác nhau, và đỉnh điểm là cơ quan chỉ đạo đã phải mượn Báo Văn nghệ để tổ chức buổi thảo luận đánh giá về tác phẩm này. Có người khen có người chê, họ phê phán về việc hiện thực qua tác phẩm của ông sao lại thiếu tươi sáng, ít lạc quan đến thế. 

     Nhưng xét cho cùng, nghệ thuật vốn được khởi phát từ cuộc đời. Ông nói về khung cảnh thiên nhiên xơ xác hoang tàn qua Dấu chân người lính, cũng nói về nghị lực cùng tinh thần gắn bó của anh em trên lửa đạn chiến trường. Suy cho cùng, là để người đọc hình dung được cái ác liệt của chiến tranh, hiểu hơn và biết trân quý tới những người đã hy sinh để đất nước giành được độc lập, những người có phẩm chất đáng quý cùng tinh thần dũng cảm can trường như anh Khuê, anh Kinh. 

----------------------------------------------------------------

Bài viết trên đây của Toploigiai đã làm sáng tỏ yêu cầu Viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm Dấu chân người lính- Chương 1, qua đó cho ta thấy sự kiên cường của người lính cùng tài năng và cái nhìn hiện thực của Nguyễn Minh Châu. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/05/2023 - Cập nhật : 15/08/2023