logo

Phân tích cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm trong dạy học? Cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: Phân tích cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm trong dạy học? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Khái niệm là gì?

- Khái niệm là tri thức của loài người về một loại sự vật hiện tượng quan hệ nào đó đã được khái quát hóa từ các dấu hiệu bản chất của chúng

- Khái niệm là một năng lực thực tiễn được kết tinh lại và gửi vào đối tượng

* Cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm:

- ​Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh: Tạo các tình huống sư phạm để xuất hiện tình huống có vấn đề trong ý thức của học sinh. Tình huống có vấn đề gồm các tính chất:

+ Chứa đựng mâu thuẫn: giữa cái học sinh đã biết và cái học sinh chưa biết.

+ Có tính chất chủ quan: Cùng một tình huống có thể xuất hiện mâu thuẫn ở người này nhưng không xuất hiện ở người khác.

+ Phá vỡ cân bằng trong hiện trạng nhận thức của học sinh

Phân tích cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm trong dạy học? Cho ví dụ minh họa

- Tổ chức cho học sinh hành động để tìm ra dấu hiệu, thuộc tính các mối liên hệ giữa chúng → phát hiện ra logic của khái niệm

- Dẫn dắt học sinh vạch ra những nét bản chất của khái niệm, giúp các em nhận thức được dấu hiệu của bản chất đó.

- Hệ thống hóa khái niệm: đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm đã được học.

- Luyện tập vận dụng khái niệm đã nắm được: Khâu quan trọng vận dụng khái niệm vào thực tế

- Giai đoạn tiếp thu khái niệm:

+ Trình bày dữ liệu và nhận biết khái niệm

+ Kiểm tra việc tiếp thu khái niệm

+ Phân tích các chiến lược tư duy

→ Để hình thành khái niệm phải lấy hành động là cơ sở thông qua quá trình tác động bằng chính hành động của người học.

→ Trong quan điểm sư phạm cách tốt nhất là tạo ra tình huống sư phạm mà từ đó xuất hiện trong ý thức của học sinh một tình huống có vấn đề . Đó là tình huống lý thuyết hoặc thực tiễn trong đó có chứa các mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Mâu thuẫn này được học sinh ý thức và có nhu cầu giải quyết. Thông qua việc giải quyết này học sinh giành được một cái mới (kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…).

Dựa vào các đối tượng điển hình để phân tích và trên cơ sở đó đối chiếu với các đối tượng khác. Dẫn dắt học sinh tự suy nghĩ để vạch ra những nét bản chất và phân biệt chúng với những nét không bản chất. Tóm lại chỉ có hành động của chính người học mới giúp họ lĩnh hội được khái niệm, khái niệm chính là công cụ để người học mở rộng tâm lý

VD: hình thành khái niệm hình học trong môn toán ở tiểu học. Việc đưa ra các biện pháp dạy học hình thành khái niệm hình học cho học sinh tiểu học giúp các em có những kiến thức cơ bản, ban đầu về các yếu tố hình học như đoạn thẳng đường thẳng các dạng hình khối để bước đầu hình thành các kỹ năng nhận diện làm quen với hình học

* Kết luận

- Giáo viên cần dẫn dắt học sinh vạch ra những nét bản chất của khái niệm

- Giáo viên phải tổ chức hành động của học sinh để tác động vào đối tượng theo đúng quy trình hình thành khái niệm

- Giáo viên nên trình bày các ví dụ dưới các tên gọi

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022