logo

Phân tích các quy luật cảm giác. Vận dụng vào trong dạy học

Câu hỏi: Phân tích các quy luật cảm giác. Vận dụng vào trong dạy học.

Trả lời:

* Định nghĩa​:​ 

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

* Các quy luật của cảm giác:

- Quy luật ngưỡng cảm giác: muốn có cảm giác thì phải kích thích vào các giác quan xong không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu sẽ không gây ra cảm giác và kích thích quá mạnh sẽ không còn cảm giác. Chỉ khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định thì có thể gây ra được cảm giác, giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Cảm giác có hai ngưỡng: cảm giác phía dưới là kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác, và những cảm giác phía trên là kích thước tối đa mà vẫn còn gây ra cảm giác.

VD: Ta bị ngã từ trên cao xuống lúc đầu ta cảm thấy không cảm thấy đau vì bị kích thích quá mạnh và ta dường như cảm thấy là không sao nhưng sau một lúc mới dần dần thấy đau.

- Quy luật thích ứng của cảm giác​: con người có khả năng thích ứng đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ của vật kích thích. Nếu cường độ kích thích mạnh thì sẽ giảm độ nhạy cảm. Ngược lại nếu cường độ kích thích yếu thì sẽ tăng độ nhạy cảm và cảm giác mất hoàn toàn kích thích kéo dài với cường độ không đổi.

VD​: Buổi tối khi tắt đèn đi ngủ là có thể thích ứng ngay được cái bóng đêm nhưng khi đang ngồi trong bóng tối lại bật đèn lên thì độ thích ứng của ta sẽ giảm xuống, phản ứng lại là nheo mắt một lúc.

Phân tích các quy luật cảm giác. Vận dụng vào trong dạy học

- Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác​: cảm giác của con người có thể tác động qua lại lẫn nhau. Sự kích thích yếu lên của một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia và sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia.

VD​: Ở người, những người điếc thì bao giờ cơ quan thị giác của họ cũng nhạy cảm hơn người bình thường và ở những người mù thì khả năng nghe của họ tốt hơn rất nhiều so với người bình thường.

* Kết luận:

- Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh phù hợp với khả năng nghe, nhìn.

- Tạo điều kiện cho học sinh thích ứng với nề nếp, nội quy sinh hoạt học tập trong nhà trường.

- Sử dụng phương tiện dạy học tác động tới nhiều giác quan nhằm tăng khả năng lĩnh hội tri thức.

* Ứng dụng vào dạy học:

- Khai thác thế mạnh của học sinh: những sai biệt tính chất càng cao thì càng có khả năng cảm thụ Âm Nhạc, ngày càng có những sao Việt về thị giác càng cao thì càng có khả năng hội họa, trong dạy nấu ăn có thể bịt mắt học viên để họ có thể cảm nhận rõ ràng mùi vị và gia vị giảm thế nào cho hợp lý.

- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học: thiết kế bài giảng đẹp mắt dễ hiểu, có màu sắc và âm thanh lôi cuốn, vận dụng các trò chơi vào trong dạy học.

- Tạo sự thích ứng cho học sinh.

VD​: trong việc giải các bài tập ta phải đi từ dễ đến khó để không tạo cảm giác nặng nề, sợ hãi cho học sinh.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022