logo

Phân tích các quy luật của tri giác. Vận dụng vào trong dạy học

Câu hỏi: Phân tích các quy luật của tri giác. Vận dụng vào trong dạy học

Trả lời:

Trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng được phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ theo một cấu trúc nhất định. Sự tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan để tạo ra hình ảnh trọn vẹn về đối tượng.

* Phân tích quy luật của tri giác

- Tính lựa chọn: là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn.

+ Bối cảnh là các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan ngoài đối tượng tri giác. Đối tượng của tri giác là hình bối cảnh tri giác là nền.

+ Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhóm các yếu tố khách quan​ bao gồm:

++ Đặc điểm của vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản...)

++ Đặc điểm của cá điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật…)

++ Sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác...

+ Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hướng của cá nhân, vốn kinh kiệm sống…

- Tính có ý nghĩa: Khi tri giác một SV, HT con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân

+ Tính có ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra công dụng của sự vật hiện tượng càng cụ thể, càng chính xác.

+ Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.

Phân tích các quy luật của tri giác. Vận dụng vào trong dạy học

- Tính ổn định: là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

VD​: Trước mắt ta có một cái cây thì dù ta ở vị trí nào, gần hay xa trong óc ta vẫn có hình ảnh trọn vẹn về cái cây đó.

+ Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trường hợp chúng ta tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng.

VD​: Khi viết lên trang giấy, ta luôn cảm giác thấy giấy có màu trắng kể cả khi ta viết dưới ánh mặt trời cũng như lúc hoàng hôn, khi mà độ sáng có thể giảm đi cả trăm lần.

+ Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

++ Do cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định.

++ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược giúp cơ thể phản ánh được những đặc điểm của đối tượng đang tri giác cùng với những điều kiện tồn tại của nó.

++ Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tượng.

- Quy luật tổng giác​: Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn. Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm:

+ Tư duy, trí nhớ, cảm xúc…

+ Tâm trạng, chú ý, tâm thế…

+ Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,...

+ Nhu cầu, hứng thú, tình cảm...

Những đặc điểm nhân cách này chi phối:

++ Đối tượng tri giác.

++ Tốc độ tri giác.

++ Độ chính xác của tri giác.

++ Khả năng tổng giác của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

++ Khả năng tổng giác trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt của con người

- Ảo ảnh tri giác: Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật hiện tượng có thật đang tác động vào các giác quan của cá nhân. Nguyên nhân gây ảo ảnh tri giác:

+ Do quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng.

+ Do đặc điểm của đối tượng và bối cảnh tri giác.

+ Do đặc điểm cấu tạo của não và giác quan

* Kết luận

- Trong sử dụng đồ dùng dạy học:

+ Sử dụng màu sắc hợp lý khi muốn gây sự chú ý.

+ Sử dụng ngôn ngữ để tách được những nội dung bản chất.

- Trong giảng dạy, luôn tạo cho học sinh có thói quen phân loại tri thức để có thể lĩnh hội tốt hơn

- Tránh định kiến trong giao tiếp với học sinh. Giúp học sinh phản ánh đúng những đặc điểm của sự vật, hiện tượng khi tri giác

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022