logo

Phân tích bài thơ Nhớ rừng

     Trong số các tác phẩm tiêu biểu được sáng tác trong thời kì đầu của phong trào Thơ mới, cúng ta không thể không nhắc đến bài thơ "Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ.


Mở bài Phân tích bài thơ Nhớ rừng

      Thế Lữ (1907 - 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là 1 trong những tác giả tiên phong cho phòng trào Thơ mới. Thơ của Thế Lữ thường dồi dào, bay bổng, lãng mạn, khoẻ khoắn và ông đã có nhiều tác phẩm đi vào lòng người  ở nhiều thể loại văn học khác nhau như viết thơ, viết truyện (truyện trinh thám, kinh dị...). Sau một thời gian, ông chuyển sang hoạt động sân khấu và cũng là một trong số  những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói nước ta. Năm 2000, Thế Lữ được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ông đã để lại nhiều tác phẩm mang tính nghệ thuật, làm cho văn học nước nhà càng thêm phong phú hơn, trong số các tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là: "Mấy vần thơ" (thơ, 1935), "Vàng và máu" (truyện, 1936),...

Phân tích bài thơ Nhớ rừng | Văn mẫu 8 hay nhất


Thân bài Phân tích bài thơ Nhớ rừng

      Bài thơ "Nhớ rừng" được Thế Lữ sáng tác vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX, khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, đồng nghĩa với điều đó là những con dân Việt Nam đã phải chịu đựng cảnh nước mất nhà tan, cá chậu chim lồng. Tác phẩm mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm trạng yêu nước thầm kín và xen vào đó cả những nỗi bất mãn với thực tại, nỗi nhớ tiếc quá khứ của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả tiết lộ cảm xúc của con hổ khi bị nhốt trong  vườn thú. Con hổ phải chịu đựng việc "gậm" cả một nỗi căm hờn, uất hận to lớn đến nỗi mà chúng ta tưởng như chỉ có ở con người. Người ta chỉ có thể cảm nhận trong lòng giờ đây lại trở thành một "khối" cảm xúc. Con hổ phải gậm cái khối khó chịu ấy trong cũi sắt và chỉ biết hận chứ không thể nào có cách thoát ra. Nó không làm được gì nên chỉ biết nằm dài trong củi trông những tháng ngày dần dần trôi qua đi một cách vô nghĩa. Nó khinh bỉ con người, khinh bỉ sự ngạo mạn, ngớ ngẩn của con người khi giương đôi mắt bé thấp kém để ngắm nhìn nó với thái độ giễu cợt. Con hổ vốn là chúa sơn lâm mà bây giờ lại phải chịu sự nhục nhã, tù hãm chỉ để làm một thứ đồ chơi lạ mắt, thú vị, mới mẻ. Không chỉ thế mà nó còn cảm thấy nhục nhã  khi mà nó ngang hàng với "bọn gấu dở hơi" và "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

      Sau khi cảm thấy uất hận, nhục nhã, không thể làm sao được thì hổ chỉ bất lực nhớ về quá khứ. Nó nhớ những ngày tháng chúa rừng xanh hống hách tung hoành khắp chốn. Nó nhớ cả những khung cảnh cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi". Con hổ nhớ cả những ngày oai hùng vĩ đại của mình:

"Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hàng tối mắt thần khí đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi."

       Hổ ta nhớ đến sự ung dung, vô lo tự tại giữa chốn rừng xanh hùng vĩ không tên tuổi, thoả sức tự do làm điều nó thích. Ở khổ thơ 2 này, Thế Lữ đã cho người đọc cảm nhận được tâm tư nhung nhớ tháng ngày oai hùng trên rừng xanh bao la.

       Tiếp đến ta xét đến khổ thơ thứ 3, xét đến nỗi lòng tiếc nuối khi phải rời xa cảnh núi rừng hùng vĩ để đến chốn giam cầm tù hãm. Để người đọc cảm nhận được điều đó, tác giả đã sử dụng đến những câu hỏi tu từ mang tính chất biểu cảm. Những câu hỏi đều được đặt ra không phải để trả lời mà là để thể hiện sự luyến tiếc của con hổ. Hổ ta nhớ những đêm trăng vàng bên dòng suối trong, ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước làm cho hổ như đang vừa thưởng rượu được hòa trong ánh trăng tan sau khi săn được con mồi ngon. Hình ảnh này của hổ đã cho người đọc thấy được sự hiên hữu của một tâm hồn thi sĩ, với những vần thơ lãng mạn, bay bổng, hết sức bình dị. Con hổ nhớ cảnh những cơn mưa rào ở rừng núi, nhớ cả vẻ lặng lẽ, âm thầm ngắm nhìn sự đổi mới, tốt tươi của cỏ cây hoa lá sau mỗi cơn mưa. Những tiếng chim hót thì tựa lời ca hát ru êm đềm, đưa hổ ta nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ ngon lành vô lo âu. Trong tất cả hình ảnh thiên nhiên mà con hổ đã tiếc nuối đó, nhưng hình ảnh đã gây sức ấn tượng lớn đối với độc giả là hình ảnh của buổi chiều hoàng hôn mang một màu đỏ rực. Màu đỏ ấy trải dài trên khắp khung cảnh xanh tươi của cây, hoa, lá trông giống như màu đỏ của cả một vùng máu tươi lênh láng phía sau rừng. Nó tự hỏi rằng cảnh đẹp như thế, tráng lệ như thế bây giờ đang ở đâu, cảnh đó còn tồn tại thực tế hay chỉ còn là những hình tượng mơ mộng hão huyền đẹp đẽ trong tiềm thức và không còn có khả năng để tiếp tục nhìn ngắm nữa. Nó tự hỏi rằng nếu cảnh quan nó hằng mong nhớ đó còn không để nó có thể độc chiếm lấy đó làm riêng phần bí mật cho mình. Kết thúc khổ thơ, là câu thơ đặc biệt: "-Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?". Đây là câu thơ có cấu trúc đặc biệt khi mà nhà thơ đã để cho con hổ thể hiện ra nỗi lòng của nó qua hai chữ "Than ôi!" Với cả câu hỏi tu từ không chỉ nói lên sự tiếc nuối, mong ước mãnh liệt nhưng không thực hiện được của con hổ.

       Cuối cùng, sự dồn nén của con hổ được thể hiện rõ nhất qua khổ 4 và khổ 5 thể hiện một cách chân thực, hàm xúc. Con hổ đã thể hiện sự khinh bỉ, coi thường sự giả dối, dối trá của khung cảnh nhân tạo không bao giờ thay đổi được. Nó ôm nỗi uất hận đến ngàn thâu với sự sửa sang, tầm thường của những khung cảnh ấy. Hoa cỏ và cây thì không mọc một cách tự nhiên mà là do trồng trọt, chăm sóc của "con người" kia. Suối thì được làm giả từ dải nước đen không hề có thông dòng và dòng suối nhân tạo đó chảy len qua mô ghò thấp kém. Dăm vừng lá thực không có một chút nào gọi là sự bí hiểm của rừng núi hoang dã mà chỉ có sự hiền lành đến chán ngán. Tất cả cảnh vật trong cái vườn bách thú hay thậm chí sau song sắt mà hổ ta bị giam hãm đều hết sức giả tạo, không có điểm nài giống với sự hoang vu, bí hiểm của chốn rừng xanh vĩ đại. Con hổ đã quá đỗi ngán ngẩm với cảnh tượng bị con người đem ra xem như thú vui vật lạ, căm uất sự gian dối của cảnh giam cầm tù hãm trong lồng với cùng quanh là khung cảnh thiên nhiên không hề như ngôi nhà của nó dù chỉ có chút ít. Giờ đây, khi nó đã biết rằng bản thân nó sẽ không còn được trở lại với núi non hùng vĩ- nơi mà "giống hầm thiên ta ngự trị", mất đi sự tự do chạy nhảy, vùng vẫy tứ phương của quá khứ, cái chốn nó hằng mong nhớ sẽ chẳng bao giờ còn thấy nữa. Một con hổ đang là chúa tể muôn loài oai phong lẫy lừng sau khi bị đưa đến chốn ngục tù kìm hãm, phải chịu đựng ngang hàng với lũ gấu dở hơi, cặp báo vô tư không biết trời đất và hổ ta đã hết cách để có thể quay trở về quá khứ, chỉ biết sống qua ngày với sự ngạo ngán, thả tâm hồn vào những "giấc mộng ngàn to lớn". Đó là biện pháp duy nhất để nó có thể để hồn phảng phất và lưu lại khoành khắc oai hùng của quá khứ, cùa thiên nhiên nơi núi rừng ghê gớm của vị chúa tể oai hùng. Ta dường như có thể cảm nhận được sự bất lực của con hổ.


Kết bài Phân tích bài thơ Nhớ rừng

       Từ hình ảnh con hổ trong bài thơ, ta dễ dàng liên tưởng tới số phận và tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đầu thế kỷ 20. Họ cũng sống trong cảnh "cá chậu chim lồng" do bọn Thực dân đế quốc gây ra. Họ khao khát mong muốn được trở về quá khứ thời vàng son của đất nước và họ cũng mong được "tháo cũi sổ lồng", nhưng không có cách nào họ chỉ còn biết "lực bất tòng tâm".

       Với những ý nghĩa này bài bài thơ "Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ xứng đáng là một trong những những tác phẩm bày tỏ lòng yêu nước ước một cách thầm kín nhưng sâu sắc nhắc nó đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người Việt lúc bấy giờ.

Tham khảo các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021