logo

Soạn bài: Nhớ Rừng

Tuyển tập soạn bài Nhớ rừng lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Nhớ rừng


BỐ CỤC:

Chia thành 4 phần.

-Phần 1: đoạn 1 của bài thơ ( Cảnh ngộ bị bắt và phải trở thành đồ chơi cho đám người nhỏ bé.)

-Phần 2: gồm đoạn 2 và 3 của bài thơ (Nỗi nhớ rừng và hoài niệm về một thời oanh liệt)

-Phần 3: đoạn 4 của bài thơ (Những thứ tầm thường giả dối của cảnh công viên và nỗi uất hận.)

-Phần 4: còn lại.(Hoài niệm đã qua và giấc mộng lớn lao.)

Soạn bài: Nhớ rừng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Nhớ rừng 3 cách


Câu 1 (trang 7 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.

Soạn ngắn nhất

Bố cục

Chia thành 4 phần.

- Phần 1: đoạn 1 của bài thơ ( Cảnh ngộ bị bắt và phải trở thành đồ chơi cho đám người nhỏ bé.)

- Phần 2: gồm đoạn 2 và 3 của bài thơ (Nỗi nhớ rừng và hoài niệm về một thời oanh liệt)

- Phần 3: đoạn 4 của bài thơ (Những thứ tầm thường giả dối của cảnh công viên và nỗi uất hận.)

- Phần 4: còn lại.(Hoài niệm đã qua và giấc mộng lớn lao.)

Soạn siêu ngắn

- Đoạn 1 và đoạn 4: Cảnh tù túng và nỗi niềm uất hận của hổ.

- Đoạn 2 và 3: cảnh xưa tự do và ngạo nghễ của hổ

- Đoạn 5: hoài niệm xưa của hổ

Soạn chi tiết

Bài thơ chia làm 5 đoạn:

- Đoạn 1: Bị giam cầm trong cũi sắt và bị đem ra làm thứ đồ chơi ngang hàng với những kẻ tầm thường nên cả đoạn thơ là nỗi uất hận, căm hờn khi bị giam cầm của con hổ.

- Đoạn 2: Nhớ về quá khứ tự do ở cánh rừng, nhớ về những cánh rừng đại ngàn hùng vĩ nơi con hổ từng cai trị một thời

- Đoạn 3: Sự tiếc nỗi, nỗi nhớ khôn nguôi về những ngày tháng oanh liệt tự do.

- Đoạn 4: Sự căm ghét đối với những cảnh tầm thường giả dối ở vườn bách thú.

- Đoạn 5 : Ước mơ khao khát được trở về, cùng lời nhắn gửi chốn rừng xanh hùng vĩ.


Câu 2 (trang 7 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3)

a. Hãy phân tích từng cảnh tượng.

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này.

c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng thiên nhiên nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?

Soạn bài: Nhớ rừng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú,nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4),cảnh núi rừng hùng vĩ,nơi con hổ ngự trị ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3)

a. Phân tích:

- Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4): một cái nhà tù lớn vây quanh bốn phía, một sự giam cầm ù tùng, đề nén. Xung quanh là cảnh tượng chướng tai gai mắt làm nhụt đi y chí oai linh.(Những điều đó thể hiện qua những chi tiết: con hổ uất hận khi bị bắt rơi vào cảnh tù hãm,bị nhốt chung với bọn gấu dở hơi,cặp báo vô tư lự,khinh thường loài người nhỏ bé ngạo mạn,những cảnh sửa sang tầm thường giả dối,nhớ về cảnh đại ngàn)

- Cảnh núi rừng hùng vĩ,nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3): Nỗi nhớ và sự tiếc nuối của vị chúa tể về một thời oanh liệt,oai hùng,tham vọng trước đại ngàn trong quá khứ.

b. Nhận xét:

- Về từ ngữ: tác giả đã sử dụng các động từ mạnh (thét,quắc,hét,ghét) để thể hiện sự oai hùng của vị chúa tể,kết hợp với những từ ngữ cảm thán (than ôi) gợi nhắc lại một quá khứ oai hùng đã xa đầy tiếc nuối,ngoài ra tác giả còn dùng những từ ngữ miêu tả (bóng già,cây già,giang sơn) để người đọc thấy được vẻ đẹp và tầm vóc của đại ngàn.

- Về hình ảnh:tác giả đã gợi mở cho người đọc về vẻ đẹp núi rừng và sức mạnh của con hổ bằng những hình ảnh như "mắt thần đã quắc","lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng","uống ánh trăng tan","ngắm giang sơn","giấc ngủ tưng bừng",đêm,mưa,nắng,hoàng hôn,bình minh đẹp lộng lẫy,bí hiểm.

- Về giọng điệu: giọng điệu đanh thép,hào sảng tái hiện lại một thời oanh liệt của vị chúa tể sơn lâm trước khi bị bắt nhốt-một thời tự do với đại ngàn.

c. Sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng núi rừng và vườn bách thú:

- Vườn bách thú:tù túng, chật hẹp, tầm thường, giả dối, tâm trạng chán ghét, căm phẫn của con hổ.

- Núi rừng: đại ngàn tự do, phóng khoáng,nhiều bí hiểm, tâm trạng vui vẻ và sự vui vẻ, oai hùng của con hổ khi ở đó.

 => Tâm sự của con hổ được tác giả ẩn dụ với hình ảnh người dân Việt Nam ngày xưa trong thời kì bị mất nước phải sống trong cảnh bị cầm tù bởi những thứ xiềng xích vô hình, nhớ lại những hình ảnh hào hùng của dân tộc ta trước đây mà cảm thấy tủi nhục và khao khát.

Soạn siêu ngắn

a) Cảnh vườn bách thú nơi hổ bị nhốt:

Đoạn 1: tâm trạng chán nản của hổ trước sự tù túng khi phải nằm trong khung cửi sắt. Một kẻ chúa sơn lâm giờ bị lũ ngạo mạn khiến nó trở thành một thứ đồ chơi như những con gấu dở hơi, như cặp báo chuồng vô tư lự.

Đoạn 4: Sự khinh bỉ của hổ trước những giả dối tầm thường, những ích kỷ, ghen ghét của những kẻ thấp kém học đòi, tất cả đều khác xa với sự hùng vĩ, cao thượng của núi rừng hoang sơ. 

=> Bộc lộ chán ghét xã hội đương thời, một xã hội với những giả dối, bất công, ích kỷ.

Cảnh núi rừng:

+ Núi rừng có bóng cả cây già, thiên nhiên xanh tốt

+ Những âm thanh của sơn lâm đầy hùng tráng, dữ dội: " tiếng gió gào ngàn", " giọng nguồn hét núi"

=> Cảnh núi rừng vô cùng rộng lớn, hùng vĩ, là nơi được tự do thỏa sức tung hoành.

Từ ngữ được chọn lọc, hình ảnh thơ độc đáo mang giá trị thẩm mỹ cao. Các điệp từ, điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh được nỗi nhớ khôn nguôi những ngày tháng cũ. 

+ Qua sự tương phản giữa hai cảnh tượng nêu trên để thấy được tâm trạng của con hổ lúc bấy giờ. Đó là sự khao khát vượt thoát khỏi thực tại kìm hãm để vươn tới tự do. 

+ Tâm sự của hổ chính là tâm sự của tác giả và của cả những người dân Việt Nam đương thời. Họ đang sống trong những " nhục tù kìm hãm", họ cũng đang căm tức, uất hận cái xã hội lúc bấy giờ và nhớ thương, tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc năm xưa khi chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy mà tiếng lòng của con hổ trong bài thơ cũng là tiếng lòng của muôn triệu nhân dân lúc bấy giờ.

Soạn chi tiết

a.

a.1) Cảnh tượng vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt:

-Đoạn 1:

Trong cái không gian chật hẹp của cũi sắt tù túng, con hổ phải trở thành một thứ đồ chơi mua vui cho thiên hạ đã thế lại còn từ một chúa tể của rừng xanh mà giờ đây bị đem so bày cùng bọn gấu dở hơi và bọn báo chuồng bên vô tư lự. Cảnh ngộ trớ trêu hiện ra khiến con hổ càng nhục nhằn khi ở cùng với những bọn tầm thường thấp kém. Nỗi đau đơn hơn khi thân phận của vị chúa cai trị trốn rừng xanh nay sa cơ lỡ vận để cho lũ người kia ngạo mạn mà cười đùa. Cảm xúc căm giận bao trùm trong tâm trí của con hổ, đè nặng nhức nhối không cách nào thoát khỏi nên đành “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” buông xuôi đầy bất lực.

Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật tương phản để vẽ lên bức tranh tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm đầy uất hận, nhục nhã với hình ảnh buông xuôi trong sự vô vọng buồn đau bế tắc.

- Đoạn 4:

Dưới ánh mắt của con hổ đang bị giam cẩm mọi cảnh vật ở vườn bách thú dường như trở nên vô cùng xấu xí, nhàm chán và buồn tẻ. Mọi thứ hiện ra chỉ là hoa chăm, cỏ xén, dải nước đen giả suối chẳng thông dòng, cỏ cây vừa nhở lại tầm thường,….tất cả không bí hiểm, không âm thanh, không hào nhoáng bí ẩn như trong khu rừng.  mọi cảnh vật ấy đều do chính tay con người tạo ra vậy nên đối với chú hổ tất cả cảnh vật trong vườn thú trở nên nhạt nhòa trong con mắt của vị chúa tể,nó buồn tẻ nhàm chán đến lạ lùng.

Chắc bởi có lẽ rằng mọi cảnh vật ấy đều do chính tay con người tạo ra,, sự học đòi hiểu biết muốn biến cái lồng sắt thành rừng xanh hùng vĩ . Cái cảnh tượng tầm thường giả dối ấy sao có thể sánh được với cảnh núi rừng hoang sơ- chốn cũ thân thuộc của con hổ. Cảnh tượng cứ hiên ra và đằng sau ấy là sự khinh thường, cao ngạo đầy bất mãn của con hổ.

a.2)  Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa"

 - Đoạn 2:

Cảnh núi rừng oai linh hùng vĩ với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,… tầm thân hổ ta chỉ cần uốn thân nhè nhàng, mắt thần trong hang tối thừ mọi vật đều im lặng. Quá khứ cứ hiện lên khi còn ở chốn sơn lâm để thét khúc trường ca dữ dội của con hổ, noi đó mới sứng với một vị chúa tể của muôn loài.

 - Đoạn 3:

Hình ảnh sơn lâm hiện lên với vẻ đẹp đầy lãng mạn và bi tráng. Con hổ nhớ về quá khứ với những “đem vàng trên bờ suối”, “ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Núi rừng kì vĩ nước non đại ngàn của nơi mà hổ từng ngự trị, một thời hống hách mang dáng vẻ của một bậc đế vương trước cảnh vật “mưa chuyển bốn phương ngàn”, “ta một mình lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”…Những ngày tháng bình yên của chú hổ đầy sắc màu của cây xanh nắng giọi, ánh sáng le lói rộn rã cùng tiếng chim ca, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Một buổi chiều dữ dội với “lênh láng máu sau rừng”. Hoàng hôn buông xuống đỏ rực cả cánh rừng con hổ hiện lên với tư thế của vị chúa tể lẫm liệt, kiêu hùng đầy oai phong.

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ đoạn 2 và 3:

+ Từ ngữ: có chọn lọc, động từ mạnh nói lên tâm trạng con hổ, tính từ gợi hình nổi bật cảnh núi rừng

+ Hình ảnh: hình ảnh được nhân hóa, liên tưởng tạo cảm giác cho người đọc hình dung ra sự hùng vĩ của núi rừng và quyền uy của chúa sơm lâm.

+ Giọng điệu: hống hách cao ngạo, nhưng đầy tự hào nhớ nhung về quá khứ uất ức trước số phận hiện tại.

c. Giữa hai cảnh tượng đối lập sâu sắc được Thế Lữ viết ra trong hai đoạn thơ trên, ta có thấy rằng ở đâu đó có một nỗi tâm sự xuyên suốt đầy nhớ nhung của con hổ. Đó là một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng-  nỗi nhớ rừng cao cả thiêng liêng. Sao có thể quên được những tháng ngày đầy quyền uy và bệ vệ của một vị chúa tể muôn loài. Đi đến đâu mọt vật đều phải e dè tới đó cái bóng dáng “ bước chân  lên, dõng dạc, đường hoàng..” giữa chốn sơn lân bóng cả , cây già,… Như mượn lời tâm sự của con hổ mà tác giả như muốn tâm sự với chính bản thân hay tất cả thế hệ dồng trang lứa về một lòng yêu nước nồng nàn cháy bỏng.  Chúng ta đang sắp mất đi tổ quốc của mình giống như hổ ta mất đi núi rừng, giờ đây ta không thể nào mà ngồi im chờ đợi để nhìn đất nước bị thực dân lấy đi, nghĩ mà hờn một nỗi uất giận. Lịch sử dân tộc hào hùng một thời, bao nhiêu những nền “văn hiến” đã lâu của đất nước giờ trở thành những thứ gọi là văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân ngán ngẩm đến uất giận. Tất cả đều hi vọng về một nỗi “thênh thang “ trên chính Tổ quốc của mình như hổ kia vẫn khôn nguôi “giấc mộng ngàn vàng to lớn của nó”.


Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Căn cứ vào nội dung bài thơ hãy giải thích vì sao tác giả mượn "lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ?

Soạn bài: Nhớ rừng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Tác giả mượn "lời con hổ" vì đây là một sự ẩn dụ về hình ảnh một người anh hùng khi gặp phải cảnh giam cầm tù túng làm nhụt đi ý chí hào hùng của một thời oanh liệt. Dân tộc Việt Nam như một con mãnh hổ từng tung hoành ngang dọc, gầm thét và đẩy lùi bất cứ thế lực ngoại xâm nào nhưng rồi giờ đây lại sống trong cảnh giam cầm tù túng và ước muốn được tự do. Một cách ngầm để khiến cho kẻ địch dè chừng nhưng không thể bắt lỗi.

- Việc mượn lời đó có tác dụng giúp tác giả thể hiện được hết tâm trạng,khát vọng được tự do của mình.

Soạn siêu ngắn

Tác giả mượn lời vốn hổ trong vườn bách thú để thể hiện cảm xúc của mình vì:

+ Hình tượng con hổ trong vườn bách thú rất thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ

+ Hình tượng con hổ trong vườn bách thú cũng rất đẹp

Hổ mang vẻ đẹp của một vị chúa sơn lâm nơi rừng già, nó có uy quyền, có bản lĩnh và luôn giữ ưu thế thống trị của mình. Này nó bị nhốt trong cũi sắt, nhốt đi cả những phẩm chất hùng dũng năm xưa, bị biến thành thứ đồ chơi để mua vui. Vị chúa sơn lâm lúc này đây chính là biểu tượng của người anh hùng đang mang tâm sự, nỗi lòng buồn thương, uất hận trước thực tại đất nước. Qua đó thể hiện được cảm xúc của nhà thơ.

Soạn chi tiết

Hổ tượng trưng cho vẻ đẹp oai linh của núi rừng, lại còn là chúa sơn lâm với khí phách cao ngạo, huy hoàng đầy hống hách giữa chốn đại ngàn sâu thẳm. Tác giả mượn lời của con hổ cừng để tránh đi sự khắt khe của chế độ thức dân lúc bấy giờ. Con hổ bị giam cẩm trong cũi sắt cũng giống như người chiến sĩ cách mạng đang ngày đêm sống trong cảnh tù túng, u uất chứa đầy tâm trạng trước hoàn cảnh đất nước lầm than. U uất, tù túng mà phải chấp nhận trước cái tẻ nhạt tầm thường ngoài kia đang hiên ngang lấn chiếm. Tâm trạng của một người chiến sĩ đầy mạnh mẽ mãnh liệt khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nũi nhục để đánh thức trong họ ý chí tinh thần chiến đấu để vùng lên thoát khoải sự tù túng này về với thế giới tự do rộng lớn cao cả ở ngoài kia.


Câu 4 (trang 7 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.

Soạn bài: Nhớ rừng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Hoài Thanh nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài....không thể cưỡng được."  Qua đó thấy được việc Thế Lữ đã sử dụng từ ngữ một cách vô cùng tinh tế,điêu luyện,suất sắc đạt mức chính xác cao:

+"chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt,dồn dập oai hùng,lúc thì lại trầm tư.

+"dằn vặt bởi sức mạnh phi thường": thực tại bị kìm hãm cho khát vọng được tự do lúc nào cũng thôi thúc.

+Ngôn ngữ có chiều sâu: (con hổ,núi rừng,vườn bách thú) 3 hình ảnh với nhiều ý nghĩa

+Thế Lữ là người đầu tiên dẫn đầu trong phong trào thơ mới.

Soạn siêu ngắn

+ Ngôn ngữ chọn lọc tinh túy, mỗi từ, mỗi chữ đều mang giá trị biểu cảm, giàu sức gợi

+ Hình ảnh biểu tượng vô cùng đẹp và rất phù hợp để bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ

+ Người thơ linh hoạt, giọng điệu thơ thay đổi một cách phù hợp theo dòng tâm trạng

Soạn chi tiết

Đối với thơ Thế Lữ nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét rằng: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta thưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường, Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được .” Qua nhận định trên Hoài Thanh như đề cao giá trị nghệ thuật của bài thơ, với những đặc sắc trong việc sử dụng ngôn từ mà Thế Lữ đã tạo nên.  Mọi cảnh vật trong mắt nhìn của tác giả dường như nó có hồn tạo nên sự sống động  và đầy đặc sắc. Âm thanh của rừng núi dưới ngòi bút Thế Lữ mà ta nghe được tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,… Với những vần thơ nhịp nhàng, điệp ngữ trong các câu  đã cho thấy được sự uyển chuyển trong việc sử dụng ngôn từ. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao của Thế Lữ, chỉ với hàng loạt các động từ mạnh, điệp ngữ,.., mà tác giả đã vẽ lên được bức tranh núi rừng hùng vĩ và tâm trạng của con hổ.


Nội dung chính bài Nhớ rừng

NHỚ RỪNG là tác phẩm tác giả mượn lời của con hổ khi bị bắt nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sự chán ghét trước thực tại tầm thường giả dối và sự hoài niệm về một quá khứ oai hùng khi còn ở núi rừng.Qua đó là khát khao được được tự do,quay lại với đại ngàn của con hổ. Mặc dù thực tại bị giam cầm, hãm lại nhưng ý chí chiến đấu vẫn không ngừng thôi thúc. Đến lúc nào đó sẽ bùng cháy tạo lên sức mạnh phi thường đánh tan gông xiềng.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Nhớ rừng bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác