logo

Soạn bài: Ông Đồ

Tuyển tập soạn bài Ông đồ lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Ông đồ


Bố cục

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (Đoạn 1 và đoạn 2): Hình ảnh ông đồ những ngày xưa còn bận rộn với giấy bút và mực tàu – thời đắc ý

- Phần 2 (Đoạn 3 và đoạn 4): Ông đồ với những ngày dần dần lụi tàn

- Phần 3 (Đoạn 5): Nỗi lòng của tác giả cảm thương trước hoàn cảnh của ông đồ.

Soạn bài: Ông đồ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Ông đồ 3 cách


Câu 1 (trang 10 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Soạn bài: Ông đồ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Phân tích hình ảnh ông đồ:

+Trong hai khổ thơ đầu: mỗi khi Tết đến xuân về là người ta lại thấy hình ảnh ông đồ cạnh song hành mực tàu,giấy đỏ để cho chữ,đó như một biểu tượng truyền thống không thể thiếu trong ngày tết.Sự tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ được mọi người khen ngợi.

+Trong khổ thơ 3 và 4: hình ảnh ông đồ "mỗi năm mỗi vắng", mờ nhạt dần theo thời gian,không được mọi người chú ý nữa,"giấy đỏ buồn,mực sầu" là nỗi lòng của thầy đồ và hình ảnh ông đồ bị lãng quên "ông đồ vẫn ngồi đấy/qua đường không ai hay", tâm trạng dường như cũng nhuốm màu khung cảnh "lá vàng,mưa bụi".

=> Sự khác biệt đó gợi cho người đọc phải suy ngẫm,xót thương cho ông đồ khi ông đồ dần bị lãng quên,dần bị mất đi giá trị từ những điều ông tạo ra.

Soạn siêu ngắn

Ông đồ thời đắc ý: là thời kỳ vàng son của ông đồ. Khi xuân về,ông đồ lại miệt mài với công việc cho chữ, mực tàu, giấy đỏ được bày đẹp mắt trên con phố, ông họa những nét chữ ‘phượng múa, rồng bay" đã đem lại niềm vui cho mọi người. Người xin chữ gửi gắm sự mong cầu bình an và hạnh phúc cho năm mới trong từng con chữ. Những năm ấy, ông đồ nhận sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng từ mọi người.

 Ông đồ thời kỳ lụi tàn: cũng tết đến xuân sang, cũng phố đông người, cũng mực tàu giấy đỏ nhưng lại không có được niềm vui thuở xưa. Người xin chữ mỗi năm một vắng, giấy đỏ không thấm, mực đọng nghiên sầu. Nỗi buồn thấm vào từng cảnh sắc của trời xuân. Người ta không còn coi trọng con chữ, chẳng ai thèm thưởng thức nét chữ đẹp của ngày xưa. Vẫn ngồi đấy mà cuộc đời đã khác, ông cô đơn, lặng lẽ trên phố đông, sự khâm phục, ngưỡng mộ được thay thế bằng sự thờ ơ, chẳng đoái hoài dành cho ông đồ. Một bi kịch đã xảy ra trong cuộc đời ông đồ, lúc này ông đồ là người thất thế, không được coi trọng. Lòng mang một nỗi sầu nhân thế, cảnh vật cũng nhuốm màu thê lương.

Soạn chi tiết

- Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong 2 khổ thơ đầu:

Tết đến xuân lại về ta lại thấy hình dáng ông đồ già với “nghiên mực tàu, giấy đỏ”. Trên con phố đông người qua lại, mọi người chen chúc tới xin chữ để cầu may mắn cho một năm mới. Nét bút tựa “phượng múa rồng bay” của ông đồ càng làm cho mọi người muốn xin cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Niềm vui của mọi người đầu năm mới càng làm không khí xuân rộn rã hơn.  Khổ thơ gợi về một không khí xuân với “hoa đào” giấy đỏ” và hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối tết đầy vui vẻ trong tiết xuân sang.

- Hình ảnh ông đồ khổ 3 và 4:

Thời gian cứ trôi đi, mỗi năm người lại thưa thớt dần và bóng dáng ông đồ cũng dần ẩn hiện. Cũng trong tiết trời ấy nhưng mọi người vắng vẻ hơn, nét bút ông cũng không còn thảo như trước nữa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” mọi vật dường như đang dần bị lãng quên. Bóng dáng ông đồ vẫn cặm cụi ngồi đó, mài mực phủi giấy nhưng đâu có ai muốn tìm ông xin chữ nữa. Ông gần như bị lãng quên.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang dần mờ nhạt trong cái xã hội này, bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Chỉ với hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" hai câu thơ tả cảnh mà chất chứa đầy tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Sự tàn úa, dần héo mòn như chiếc lá vàng rơi lại kèm mưa bụi bay nên càng lạnh lẽo và buồn thảm.


Câu 2 (trang 10 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tâm rư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Soạn bài: Ông đồ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ:Tác giả sử dụng những hình ảnh đối lập ở 4 khổ thơ đầu và bộc lộ tâm trạng trực tiếp ở cuối bài để bày tỏ lòng thương cảm,xót xa của chính tác giả đối với ông đồ nói riêng và những người xưa cũ bị quên lãng nói chung. Mội sự hoài niệm và trân trọng giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc đang dần bị phai mờ.

Soạn siêu ngắn

Tâm tư nỗi lòng của nhà thơ:

 + Sự nhớ nhung, tiếc nuối những con người đã cũ, đã xa, sẽ không bao giờ còn được gặp lại

 + Sự xót xa, cây đắng trước những cái đẹp bị lãng quên, chẳng được coi trọng

 + Bày tỏ sự thương cảm trước những số phận đầy bất hạnh , bi thương.       

 + Thể hiện sự trân quý giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.

Soạn chi tiết

Với vốn ngôn từ của mình nên có lẽ bài thơ như thể hiện một cách kín đáo tâm tư ẩn dấu của tác giả. Sử dụng hai cảnh tượng miêu tả đối lập nhau, cùng một khung cảnh cùng một niềm cảm thương với ông đồ một cách gián tiếp. Chỉ đến phần cuối bài thơ, khi không còn thấy ông đồ, tác giả mới thốt lên: “ Những người muôn năm cũ…Hồn ở đâu bây giờ”…

Không chỉ cảm thương cho số phận ông đồ mà là cảm thương cho một lớp người đã trở thành quá khứ. Sự lãng quên dần đi một nền văn hóa lịch sử của dân tộc mang đầy giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc. Đó phải chăng là nguyên nhân sâu xa để nhà thơ lay động đến người đọc. Nuối tiếc, cảm thương trước nhưng số phận đang dần lụi tàn trong chính cái xã hội lúc bây giờ.


Câu 3 (trang 10 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)

Soạn bài: Ông đồ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Bài thơ hay ở chỗ tác giả sử dụng những hình ảnh đối lập về tâm trạng, cảm xúc trong bố cục bài thơ giúp tái hiện lại một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần bị phai mờ , bằng ngôn ngữ bình dị,trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị tác giả muốn gửi gắm điều tiếc nuối về một nét văn hóa đẹp,về những người xưa cũ dần bị lãng quên.

Soạn siêu ngắn

 Bài thơ hay bởi:

 + Thể thơ năm chữ, ngắn gọn mà giàu ý nghĩa

 + Giọng điệu khi tự hào, khi ngậm ngùi xót xa, phối kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình

+ Kết cấu bài thơ chặt chẽ, tạo nên sự tương phản giữa hai cảnh vàng son và tàn lụi để bày tỏ cảm xúc

+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà đầy gợi cảm

Soạn chi tiết

Bài thơ là một sự hoài niệm về những văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ không chỉ gửi gắm vào mỗi tác phẩm giá trị nội dung mà còn là cả nghệ thuật của tác phẩm. Trước hết là nghệ thuật dựng cảnh tương phản của tác giả. Cảnh đông vui tấp nập ngày Tết xưa với sự hiu hắt lẻ bóng của ông đồ ngày nay. Tết năm trước còn người người đông vui tấp nập thi nhau chen chúc xếp hàng để lấy được cái gọi là nét chữ phượng múa rồng bay mà Tết nay ta chỉ thấy cảnh bóng dáng của một ông đồ già ngồi buồn hiu tẻ nhạt đến “ giấy buồn, mực sầu, lá vàng bay mưa bụi hìu hiu. Quạnh hanh không bóng người. Dưới cùng một không gian và thời gian, cũng là mùa xuân hoa đào còn đương nở nhưng hình ảnh ông đồ già cứ nhạt dần phai nhòa theo thời gian và dần dần biến mất. Ông đã thành ông đồ xưa với mực tàu giấy đỏ, trỏ thanh hoài niệm của quá khứ. 

Với kết cấu đầu cuối tương ứng kèm thể thơ năm chữ, thể thơ ngũ ngôn tác giả đã vẽ lên hình ảnh nhuộm màu tâm trạng đầy bình dị.


Câu 4 (trang 10 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

-Giấy đỏ buồn không thắm; 

Mực đọng trong nghiên sầu...

-Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Soạn ngắn nhất

Phân tích:

+"giấy đỏ,mực tàu": tâm trạng của ông đồ buồn thảm như chính đồ vật gắn với nghề của ông vậy.

+"lá vàng,mưa bụi": tô đậm thêm sự hiu quạnh,lạnh lẽo của không gian cũng giống như sự vô tình quên lãng của người qua đường.

=> Những câu thơ đó là tả cảnh ngụ tình gợi ảnh đẹp nhưng dần bị lụi tàn,u uất.

Soạn siêu ngắn

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu - lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ miêu tả cảnh vật nhưng để nói đến nỗi lòng của con người. Tác giả đã vận dụng bút pháp của các thi nhân thời trung cổ “ tả cảnh ngụ tình” để bày tỏ nỗi niềm lúc này. Những vật tưởng chừng như không có cảm xúc, không biết đến hạnh phúc hay buồn đau cũng biết buồn thương trước cảnh tàn, cảnh vật đang buồn theo nỗi buồn lớn của con người.

Soạn chi tiết

Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

- “Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu”

Giấy đỏ là thứ giấy mỏng manh dễ thấm mà tác giả lại viết “buồn không thắm” như có lẽ nó bị lãng quên với thời gian bởi không một ai còn cần tới chúng. “Mực đọng trong nghiên sầu” mọi thứ dần phôi phai úa tàn càng chờ đợi người đến thì nó cũng dần cô động héo mòn. Với biện pháp nhân hóa này tác giả như càng khắc sâu thêm nỗi tủi sầu của ông đồ về thân phận của ông như đã thấm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

 “Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

 Tả cảnh nhưng chính là miêu tả cái tâm trạng buồn bã đến chán trường của ông đồ. Cảnh vật đều quạnh hiu, heo hắt ùa tàn dần theo năm tháng. Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Ông đồ vẫn ngồi đó nhưng giấy chẳng thắm, mực cũng đã sầu, mưa bụi ngoài trời cứ bay càng làm cho khung cảnh mờ nhạt dần. Ông đồ đã bị lãng quên trong tiềm thức của con người, họ không còn thú vui chơi chữ nữa vì thế mà ông càng bị ẩn khuất. Dưới ngòi bút của mình, tác giả viết lên với tâm trạng đầy thương xót cho một nền văn hóa dân tộc đã ẩn sâu vào quá khứ đánh thức dậy tiềm thức con người về những giá trị lịch sử tinh hoa của nhân loại. Tác giả đã tạo nên được ấn tượng sâu sắc trong lòng của người đọc.


Nội dung chính bài Ông đồ

ÔNG ĐỒ là bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của người thầy đồ xưa khi dần bị lãng quên.Đó cũng là điều mà tác giả xót thương cho những người xưa theo năm tháng dần phai mờ.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Ông đồ bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác