logo

Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó. Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán

Câu hỏi: Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.

a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán

b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn

c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một công phu, hoàn thành mĩ miều

d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời

Trả lời

a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Sửa: quyết đoán -> quyết liệt

b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Sửa: danh giá -> danh tiếng

c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Sửa: mĩ miều -> mĩ mãn

d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Sửa: ngộ sát -> ngộ độc

* Một số lỗi thường gặp trong tiếng việt

Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.

Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó. Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán

Ngoài trường hợp dùng từ sai về âm như trên, còn có trường hợp dùng từ sai do trong tiếng Việt có một từ gần âm nhưng khác nghĩa. Vì không nắm chắc điều này mà có thể sẽ dẫn đến bị nhầm lẫn.

Dùng từ không đúng về ý nghĩa

Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc các nét nghĩa được bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế...) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của sự vật, hiện tượng, tính chất… ). Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bị sai.

Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu

Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu. Và khi thực hiện chức năng cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau. Mỗi loại từ lại có những khả năng kết hợp khác nhau, bị chi phối bởi chính đặc điểm ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đó. Khi dùng từ, chúng ta nhất thiết phải nắm chắc được đặc điểm ý nghĩa của từ để kết hợp tạo câu đúng, nếu không sẽ dễ mắc lỗi.

* Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục lỗi dùng từ

Nguyên nhân: 

Người nói, người viết không nắm vững không hiểu rõ nghĩa của từ.

Vốn từ ngữ chưa đa dạng

Hậu quả: 

Khiến câu văn trở nên rườm rà, nhàm chán, khó hiểu

Người nghe, người đọc không hiểu rõ ý nghĩa của câu

Cách khắc phục: 

Để tránh mắc các lỗi dùng từ, cần tạo cho mình một vốn từ ngữ phong phú.

Nắm chắc ý nghĩa của từ trước khi sử dụng

>>> Xem trọn bộ:  Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 30

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022