logo

Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có). Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2?

icon_facebook

Câu hỏi: Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Trả lời

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có). Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2?

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

* Khái niệm câu tỉnh lược

Câu tỉnh lược là câu có những thành phần lâm thời bị lược bớt đi trong ngữ cảnh (nói và viết), người nghe, người đọc vẫn có thể hiểu được và khôi phục lại thành phần bị lược bớt đó.

* Tỉnh lược và văn hóa giao tiếp trong tiếng việt

Tỉnh lược trong hội thoại cũng là một hiện tượng “ngắn gọn hoá” các phát ngôn giống như phép tỉnh lược văn bản thông thường. Tuy nhiên, do đặc thù của hội thoại mà sự tận dụng các tiền đề hội thoại để tỉnh lược có những yếu tố giống và không giống với tỉnh lược văn bản.

Xét cho cùng, mục đích chính là chúng ta phải tìm cho ra ngữ nghĩa của cả chuỗi phát ngôn (văn bản). Nhưng việc giải mã thông điệp lại phải bắt đầu từ các yếu tố hiện diện và quan hệ giữa các yếu tố đó trong cấu trúc. Quan hệ đó lại được xem xét dựa vào một loạt các yếu tố cấu thành chúng, mà trong giao tiếp, quan hệ này được “hoá thân” một cách chặt chẽ ở các phát ngôn với mức độ và tính chất tham gia khác nhau của các yếu tố. Tuy nhiên, có một yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá giao tiếp (không thể tỉnh lược và phải nói đầy đủ).

Tỉnh lược là một cách thức tạo câu, nhằm tiết kiệm thông điệp mà vẫn đáp ứng yêu cầu trao đổi. Có thể nói, trong giao tiếp đời thường, ta “nhìn đâu cũng thấy tỉnh lược”. Nhưng, khi nào tỉnh lược và giá trị của tỉnh lược thế nào thì lại liên quan tới 2 phạm vi cần quan tâm: thông tin ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp. Nó là thước đo năng lực ngôn ngữ và năng lực văn hoá. Muốn làm tốt việc này, người nói phải tự rèn cho mình một kĩ năng giao tiếp. Mà muốn có kĩ năng tốt, mỗi người nói phải có tri thức và phải trải qua thời gian tự rèn luyện để đưa ra một cách ứng xử phù hợp với “chuẩn mực” văn hoá trong cộng đồng.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng Việt SGK 10 trang 50

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads