Câu hỏi: Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?
Trả lời
Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:
- Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.
- Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.
- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Ví dụ: Trong văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la:
Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn “Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.
* Khái niệm văn bản
Thực tế văn bản là một khái niệm tuy gần gũi nhưng lại rất đa dạng về thể loại. Chính vì vậy, người ta có nhiều cách hiểu khác nhau về văn bản. Bạn đọc có thể hiểu văn bản theo hai nghĩa.
Thứ nhất: Văn bản là một phương thức để truyền đạt thông tin từ cá nhân này đến cá nhân khác hoặc từ tổ chức này đến cá nhân, tổ chức khác thông qua hình thức ngôn ngữ viết trên chất liệu giấy hoặc điện tử. Theo khái niệm này thì các loại giấy tờ như Thông báo, báo cáo, giấy phép, câu hỏi, tài liệu chuyên môn, khẩu hiệu, bản vẽ, bản ghi âm,… đều được coi là văn bản. Vậy văn bản theo khái niệm trên mang một nghĩa rất rộng mà chỉ mang tính chất chung chung và không thể hiện được nội dung hay thậm chí là chủ đề mà văn bản đó muốn đề cập đến vấn đề gì.
Thứ hai: Văn bản là những giấy tờ, tài liệu được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội. Theo đó, những giấy tờ này được sử dụng để điều hành và quản lý các hoạt động của cơ quan, đoàn thể hay để truyền đạt thông tin đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội như Quyết định, chỉ thị, báo cáo, công văn,… Hiện nay, văn bản được hiểu theo nghĩa này là phổ biến nhất.
* Đặc điểm của một văn bản
Độ dài của một văn bản có thể thay đổi từ một vài từ đến nhiều đoạn, nhưng để một văn bản có hiệu quả trong chức năng truyền tải một thông điệp, nó phải đáp ứng hai đặc điểm: sự gắn kết và sự gắn kết.
Sự gắn kết: thiết lập mối quan hệ logic giữa các ý tưởng của một văn bản, làm cho chúng bổ sung cho nhau. Sự gắn kết: thiết lập sự kết nối hài hòa giữa các phần khác nhau của văn bản, trong thành phần của các đoạn văn, cụm từ. Sử dụng từ vựng: nó có thể là kỹ thuật, thông tục, thô tục, sùng bái. Bối cảnh: đó là tất cả mọi thứ xung quanh văn bản, đó là hoàn cảnh, địa điểm và thời gian diễn ra hành động giao tiếp và điều đó góp phần làm cho thông điệp được hiểu rõ hơn.
* Các loại văn bản
Văn bản hành chính
Văn bản quy phạm pháp luật
Hợp đồng
Hóa đơn
Chứng chỉ, văn bằng
>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng Việt SGK 10 trang 50