logo

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên, Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên?

Câu hỏi: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cám cái tấm lòng biệt nhõn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý

nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.

c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Trả lời

a. Các từ hán việt trong đoạn văn:

- Nhất sinh: cả một đời

- Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt.

- Liên tài: biết quý cái tài

- Thiên hạ: Tất cả những gì dưới trời đất

- Quyền thế: quyền hành và thế lực

b. 

Ví dụ thay từ “biệt nhỡn”: 

Ta rất cám cái tấm lòng trân trọng đặc biệt liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ

Nhận xét: Câu văn ban đầu được sử dụng hay hơn và đúng với tinh thần văn bản.

c.

Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được hết những thông điệp tác giả muốn truyền tải.

* Ý nghĩa của từ Hán Việt

Để có thể hiểu rõ được nội dung của từ Hán Việt thì bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt có trong từ. Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại một loạt cặp từ thuần Việt và Hán Việt có ý nghĩa tường đương nhưng lại khác nhau về sắc thái ý nghĩa cũng như màu sắc biểu cảm, phong cách.

Ví dụ: quốc gia là nước nhà, giang sơn là sông núi, vãng lai là qua lại, thổ huyết là hộc máu…

- Về sắc thái ý nghĩa: Có sắc thái mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên sẽ có tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên, Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên?

Ví dụ: Thảo mộc là cây cỏ, viêm là lở loét, thổ huyết là hộc máu…

- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: Nhiều từ Hán Việt mang theo sắc thái trang trọng, thanh nhã. Trong khi đó nhiều từ thuần Việt lại mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã,…

Ví dụ: Phu nhân là vợ, hi sinh là c.h.ế.t, t.ử v.o.n.g,…

- Về sắc thái phong cách: Từ Hán Việt thường có phong cách gọt giũa và hay được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính nhân sự còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách hơn, vẫn là sự giọt giũa nhưng đậm chất cổ kính, sinh hoạt và khá thông dụng…

Ví dụ: Huynh đệ là anh em, bằng hữu là bạn bè, thiên thu là mãi mãi, khẩu phật tâm xà  là miệng nam mô bụng 1 bồ dao găm…

* Một số câu thơ Hán Việt Hay Về Cuộc Sống

Tĩnh Dạ Tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương.

Vọng Lư sơn bộc bố ( Xa ngắm thác núi Lư)

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Dịch thơ

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng tắp ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhan buổi mới về quê)

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu Vấn Khách Tòng Hà Xử Lai.

Dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào,

Hỏi rằng khách ở chốn nào tới đây.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 28

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022