logo

Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại?

Câu hỏi: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích.

b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Trả lời

a) Từ dùng sai: tri thức

Sửa lại: thay bằng từ "kiến thức"

b) Từ dùng sai: hàn sĩ

Sửa lại: thay bằng từ "nho sĩ"

c) Từ dùng sai: yếu điểm

Sửa lại: thay bằng từ "khuyết điểm"

* Một số lỗi thường gặp khi dùng từ Hán Việt

Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.

Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...

Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại?

Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).

Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.

Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.

Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...

Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...

Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...

Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.

Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

* Một số từ Hàn Việt thường dùng

Gia đình: Là nơi mà những người thân thiết, có quan hệ máu mủ ruột thịt trong nhà cùng đoàn tụ với nhau.

Phụ mẫu: Bố mẹ, ba má, cha mẹ.

Nghiêm quân: Bố, cha.

Từ mẫu: Mẹ, má.

Kế mẫu: Mẹ kế.

Trưởng nam: Con trai cả, con trai đầu lòng.

Trung nam: Con trai sinh giữa.

Quý nam: Con trai út trong gia đình.

Thiếu nữ: Cô con gái nhỏ.

Gia nhi giai phụ: Con tốt

Tiên tổ: Ông tổ đời trước (đã từ rất lâu đời).

Viễn tổ: Ông tổ đời xa (cực kỳ lâu đời).

Gia công: Ông nội.

Đích tôn: Cháu trai đầu.

Huyền tôn: Chít, là cháu của cháu.

Nội tử: Chồng sẽ gọi vợ là nội tử.

Phu quân: Cách gọi của người vợ với chồng.

Quả phụ: Người đàn bà goá (chồng đã c.h.ế.t).

Nội trợ: Làm những công việc dọn dẹp trong nhà như quét dọn, bếp núc, giặt giũ quần áo.

Bách niên giai lão: Hai vợ chồng bên nhau đến già, đến trăm tuổi.

Phu phụ hòa: Vợ chồng đôi bên hoà thuận, không có xích mích.

Huynh đệ: Anh em (có thể là ruột hoặc không).

Huynh trưởng: Người anh cả trong nhà.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 28

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022