logo

Nhập bào là gì? Ví dụ

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Ví dụ: Là hiện tượng bạch cầu thực bào các kháng nguyên lạ

Cùng Top lời giải đến với phần trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Nhập bào là gì? Ví dụ” cùng với kiến thức vận dụng hay nhất do Top lời giải biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh


Câu hỏi: Nhập bào là gì? Ví dụ

– Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

– Gồm 2 loại:

 + Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào.

 + Ẩm bào là phương thức đưa giọt dịch vào tế bào.

Vd: Là hiện tượng bạch cầu thực bào các kháng nguyên lạ


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nhập bào

a. Khái niệm

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

b. Phân loại

Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào.

- Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn. Quá trình này được thực hiện như sau :

+ Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào.

+ Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim.

- Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là ẩm bào

[ĐÚNG NHẤT] Nhập bào là gì? Ví dụ
[ĐÚNG NHẤT] Nhập bào là gì? Ví dụ (ảnh 2)

2. So sánh thực bào và ẩm bào

- Giống nhau:

+ Đều là hình thức nhập bào

+ Đều xảy ra sự biến dạng của màng sinh chất

- Khác nhau:

Thực bào

Ẩm bào

Thực bào

Đối tượng Các hợp chất có kích thước lớn, vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào Các giọt nhỏ dịch ngoại bào
Cơ chế

- Màng tế bào lõm vào à bao bọc lấy đối tượng à nuốt đội tượng vào trong tế bào.

- Lớp màng riêng bao bọc đối tượng liên kết với lizoxom và bị phân hủy nhờ các enzyme

- Lõm màng sinh chất à bao bọc lấy giọt dịch ngoại bào vào túi màng à đưa vào bên trong tế bào 

>>> Xem thêm: Xuất bào là gì? Ví dụ


3. Xuất bào

Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất ra ngoài theo cách ngược với quá trình nhập bào. Quá trình này gồm hai bước:

- Bước 1: Bóng màng chứa các đại phân tử (protein, glicoprotein, ...) di chuyển tới màng nguyên sinh chất.

- Bước 2: Bóng màng dung hợp với màng nguyên sinh chất, màng đứt ở vị trí tiếp xúc, và các địa phân tử được phóng thích ra ngoài.

[ĐÚNG NHẤT] Nhập bào là gì? Ví dụ (ảnh 3)

4. Phân biệt nhập bào và xuất bào

Khác nhau:

- Nhập bào: tùy thuộc vào bản chất của các phân tử được vận chuyển và trạng thái biến đổi của màng người ta phân biệt 3 dạng nhập bào sau:

+ Thực bào: là trường hợp phần tử được vận chuyển vào tế bào ở dạng các phân tử rắn, và màng sinh chất biến đổi hình thành chân giả bao lấy phần tử chất rắn tạo thành bóng nhập bào.

+ Ẩm bào: là trường hợp phân tử được nhập vào tế bào là giọt lỏng. Màng tế bào biến đổi bao lấy giọt lỏng và tạo thành bóng ẩm bào.

+ Nhập bào thông qua thụ quan: chất vận chuyển là chất gắn ( vì nó phải gắn với thụ quan màng là glicoprotein đặc trưng có trong màng. chất vận chuyển gắn với thụ quan thành phức hợp, màng biến đổi lõm vào và bao lấy phức hợp tạo thành bóng nhập bào. Bóng nhập bào được bao thêm lớp áo bằng protein sợi. Chất vận chuyển sẽ được giải phóng ra tế bào chất còn thụ quan sẽ được màng tái sử dụng.

- Xuất bào:

+ hiện tượng xuất bào là hiện tượng tế bào bài xuất, chế tiết ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào ( chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ thay đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài.

Giống nhau:

Đều là hình thức vận chuyển chất ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất.


5. Trắc nghiệm

Câu 1: Một ion :

A. Có thể tự do qua màng tế bào.

B. Được vận chuyển theo cơ chế thụ động.

C. Được vận chuyển theo cơ chế hoạt động.

D. Cả B và C

Lời giải:

Các ion có thể qua màng tế bào thụ động qua hoặc chủ động kênh Prôtein.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử

A. Na+

B. Prôtêin

C. ATP.

D. ARN

Lời giải:

Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử ATP.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

A. Vận chuyển thụ động.

B. Vận chuyển chủ động.

C. Xuất nhập bào.

D. Khuếch tán trực tiếp .

Lời giải:

Xuất nhập bào là phương thức đưa các chất ra vào tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng tế bào là

A. Vận chuyển qua kênh.

B. Vận chuyển thụ động.

C. Nhập bào và xuất bào.

D. Thẩm thấu.

Lời giải:

Nhập bào và xuất bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Xuất bào là phương thức:

A. Tế bào lấy vào các chất là dung dịch.

B. Vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

C. Vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

D. Tế bào lấy vào các chất là thức ăn hay con mồi.

Lời giải:

Xuất bào là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

1. Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.

2. Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.

3. Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.

4. Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

A. (1), (2), (3)   

B. (1), (2), (4)   

C. (1), (3), (4)   

D. (2), (3), (4)

Đáp án đúng: A

Câu 7: Co nguyên sinh là hiện tượng nào sau đây?

A. Tế bào, các bào quan co lại

B. Màng nguyên sinh co lại

C. Màng và khối sinh chất của tế bào co lại

D. Nhân tế bào co lại làm thu nhỏ thể tích của tế bào

Đáp án đúng: C

Câu 8: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là

A. tế bào hồng cầu  

B. tế bào nấm men

C. tế bào thực vật  

D. tế bào vi khuẩn

Đáp án đúng: A

Câu 9: Thẩm thấu là hiện tượng:

A. di chuyển của các phân tử chất tan qua màng

B. khuếch tán của các phân tử nước qua màng

C. khuếch tán của các ion dương khi qua màng

D. các phân tử nước di chuyển đi ngược nồng độ

Đáp án đúng: B

Câu 10: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

- Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit

- Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng

- Nhờ sự biến dạng của màng tế bào

- Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hap ATP

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?

A. 1   

B. 2   

C. 3   

D. 4

Đáp án đúng: D

icon-date
Xuất bản : 26/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022