logo

Cấu trúc tế bào động vật

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cấu trúc tế bào động vật” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Sinh học 10 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Cấu trúc tế bào động vật?

Cấu trúc tế bào động vật:

Tế bào động vật là dạng thực bào và được chia làm 4 phần chính: Màng bào tương, dịch tế bào, các loại bào quan và các thể vùi.

- Màng bào tương: Đóng vai trò như một vách ngăn giữa nội tế bào với môi trường bên ngoài với mục đích bảo vệ và hoàn thiện cấu trúc tế bào.

- Dịch tế bào: Trong dịch tế bào thường chứa các chất dinh dưỡng như enzyme, protein, các chất hòa tan khác, tham gia trực tiếp vào hoạt động phân hóa chất dinh dưỡng, nuôi sống tế bào.

- Các bào quan: bao gồm nhân, ti thể, góp phần vào hoạt động sống của tế bào.

+ Các thể vùi tham gia vào quá trình bài tiết, hoặc dự trữ chất dinh dưỡng của tế bào.


Kiến thức tham khảo về Tế bào


1. Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống. Cơ thể người được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào. Chúng xây dựng nên các cấu trúc của cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm rồi chuyển hóa thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt. Tế bào cũng mang các vật chất di truyền và có thể tự nhân lên.

[ĐÚNG NHẤT] Cấu trúc tế bào động vật

Các tế bào có rất nhiều thành phần, mỗi phần thực hiện các chức năng khác nhau. Một số cấu trúc của tế bào được gọi là các bào quan, chuyên thực hiện các chức năng đặc thù trong tế bào.


2. Tế bào nhân thực là gì?

- Tế bào nhân thực được biết đến là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm và một số loại tế bào khác.

- Đặc điểm chung của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và nhiều bào quan thực hiện những chức năng khác nhau.

- Mỗi loại bào quan của tế bào nhân thực đều có cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyên hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng.


3. Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ hay còn được biết đến với tên gọi tế bào tiền nhân. Tế bào nhân sơ còn được gọi là Prokaryote (sinh vật nhân sơ). Loại tế bào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Cấu tạo tế bào của nó cũng đơn giản hơn nhiều so với tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ có nhiều nét tương đồng cùng với tế bào nhân thực nhưng đơn giản hơn. Về cơ bản cấu tạo của hai dạng tế bào này có sự khác nhau khá rõ rệt. Trong sinh học tế bào nhân sơ là gì? – Bạn có thể hiểu tế bào nhân sơ chính là các vi khuẩn, vi sinh vật với cấu tạo tế bào đơn giản nhất.

Tế bào nhân sơ là gì? – Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số  loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.

Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao (flagella), các protein bám trên bề mặt tế bào, lông nhung. thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vẩn (inclusion body), vùng tế bào chất có chứa ADN genome.


4. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

a) Giống nhau:

– Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

– Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

b) Khác nhau:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi

Không có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi

Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.

Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.

Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.

Không có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

Bào quan có Ribôxôm

Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

icon-date
Xuất bản : 19/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022