logo

Nhập bào là phương thức vận chuyển?

Nhập bào là phương thức vận chuyển chất có kích thước lớn. Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.


Trắc nghiệm: Nhập bào là phương thức vận chuyển?

A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện. 

B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực. 

C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước. 

D. Chất có kích thước lớn

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Chất có kích thước lớn

Nhập bào là phương thức vận chuyển chất có kích thước lớn


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào.

– Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn

+ Quá trình này được thực hiện như sau: Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào.

+ Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim.

– Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là ẩm bào.

+ Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào gọi là quá trình xuất bào. Bằng cách xuất bào các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào.

+ Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

+ Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.

+ Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nhập bào là gì?

Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

Nhập bào là phương thức vận chuyển chất có kích thước lớn, nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất, thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để ăn các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.

Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào.

- Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn. Quá trình này được thực hiện như sau : Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim.

- Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là ẩm bào.

Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào gọi là quá trình xuất bào. Bằng cách xuất bào các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào.

Nhập bào là phương thức vận chuyển?
Sơ đó quá trình thực bào và ẩm bào (bên trái là sơ đồ, bên phải là ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử)
Nhập bào là phương thức vận chuyển? (ảnh 2)
Một tế bào đang ăn một tế bào khác bằng cách “thực bào” a) Bữa ăn đang bắt đầu : b) Bữa ăn sắp sửa hoàn tất

+ Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

+ Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.

+ Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

Xem thêm:

>>> Nhập bào là gì? Ví dụ


2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nhập bào và xuất bào

a) Giống nhau:

Nhập bào và xuất bào đều là hình thức vận chuyển chất ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất.

b) Khác nhau:

- Nhập bào là quá trình đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

- Nhập bào ngược lại với quá trình nhập bào.


3. Ví dụ về các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào

Ví dụ:

- Vận chuyển thụ động: Nước được vận chuyển thụ động cùng chiều gardien nồng độ

- Vận chuyển chủ động: ion Natri và Kali

- Xuất bào: Hiện tượng các viêut giải phòng ra ngoài tế bào

- Nhập bào: Là hiện tượng bạch cầu thực bào các kháng nguyên lạ


4. Bài tập

Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? 

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu. 

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). 

Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu. 

Câu 2: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động 

 

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đường

- Qua kênh prôtêin đặc hiệu.

- Qua lỗ màng

Qua prôtêin đặc hiệu
Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP

Câu 3: Giải thích tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại

Khi xào rau cho mắm muối ngay từ đầu thì: Nồng độ chất tan ở bên ngoài cao hơn bên trong,do đó sẽ rút nước từ trong tế bào rau muống ra bên ngoài ѵà đồng thời chất tan từ bên ngoài sẽ đi ѵào bên trong tế bào. Rau sẽ bị quắt lại do mất nước dẫn đến héo ѵà dai.

icon-date
Xuất bản : 08/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022