logo

Xuất bào là gì? Ví dụ

Lời giải dễ hiểu, đáp án chính xác cho câu hỏi: “Xuất bào là gì? Ví dụ” và phần kiến thức tham khảo, vận dung hay nhất do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và thầy cô giáo trong quá trình dạy và học.


Câu hỏi: Xuất bào là gì? Ví dụ

- Xuất bào là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

- Ví dụ: Người đi xe đạp xuống dốc không phải đạp,tốn ít sức và người đi xe đạp ngược dốc vừa phải tốn nhiều sức và thời gian.

Xuất bào: đưa protein và đại phân tử ra khỏi tế bào

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Phương thức vận chuyển thụ động

a. Vận chuyển thụ động là gì?

- Vận chuyển thụ động là một trong những cách thức để các chất được di chuyển một cách không tiêu tốn năng lượng đến vị trí được gọi là màng sinh chất.

- Nguyên lý hoạt động: Các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp bằng cách khuếch tán. Quá trình các phân tử được khuếch tán qua màng sinh chất gọi là sự thẩm thấu.

[ĐÚNG NHẤT] Xuất bào là gì? Ví dụ
Sơ đồ vận chuyển các chất qua màng sinh chất

b. Phân loại vận chuyển

- Một số chất không phân cực hoặc có kích thước nhỏ như O2, CO2 thì được khuếch tán bằng cách trực tiếp thông qua lớp lipit kép.

- Một số chất phân cực, ion và các chất có kích thước lớn như glucozo thì được khuếch tán bằng cách gián tiếp thông qua kênh protein xuyên màng.

- Các phân tử nước thì được khuếch tán qua các kênh protein đặc biệt. Đó là thẩm thấu.

[ĐÚNG NHẤT] Xuất bào là gì? Ví dụ (ảnh 2)
Sơ đồ vận chuyển các chất qua màng sinh chất

c. Một số yếu tố tác động tới tốc độ khuếch tán qua màng

- Bao gồm hai yếu tố chi phối đến tốc độ, đó là:

+ Sự chênh lệch về nồng độ giữa bên trong màng và bên ngoài màng

+ Nhiệt độ môi trường

d. Phân loại một số môi trường

- Trong tế bào, nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan ở môi trường bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường ưu trương. Trong môi trường ưu trương:

+ Chất tan đi từ môi trường bên ngoài tế bào vào môi trường bên trong tế bào

+ Nước đi từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào

- Nếu nồng độ chất tan bên trong tế bào đúng bằng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường đẳng trương

- Trong tế bào, nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan ở môi trường bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường nhược trương. Trong môi trường nhược trương:

+ Không thể di chuyển chất tan từ môi trường bên ngoài tế bào vào môi trường bên trong tế bào

+ Nước đi từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào

[ĐÚNG NHẤT] Xuất bào là gì? Ví dụ (ảnh 3)

2. Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực)

- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

VD: Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phốt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin à làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.

==> Xem thêm: Xuất bào là phương thức?


3. Nhập bào và xuất bào

a. Nhập bào

- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

 + Nhập bào gồm 2 loại:

 + Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn" các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào...

Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn à đưa thức ăn vào trong tế bào à lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.

+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyến các giọt dịch vào trong tế bào

b. Xuất bào:

- Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.


4. Một số câu hỏi vận dụng

Câu 1: So sánh hai phương thức vận chuyển chủ động và phương thức vận chuyển thụ động?

Trả lời:

Vận chuyển chủ động (VCCĐ)

Vận chuyển thụ động (VCTĐ)

VCCĐ cần tiêu tốn một khoản năng lượng ATP VCTĐ không cần tiêu tốn bất kỳ một khoảng năng lượng nào
Các chất được di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều) Các chất được di chuyển từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp (thuận chiều)
Các chất được khuếch tán gián tiếp thông qua một số kênh protein đặc hiệu trên màng tế bào Các chất được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc protein xuyên màng
Các chất được vận chuyển thường có kích thước lớn  Các chất được vận chuyển thường có kích thước nhỏ

Câu 2: Tại sao khi muốn rau giữ được độ tươi, không bị héo úa, người ta thường vẩy nước cho rau?

Trả lời: Muốn giữ độ tươi cho rau thì người ta sẽ vẩy nước vào rau bởi khi đó, các tế bào thực vật trong rau được nước thấm vào, làm cho có hiện tượng trương lên. Khi các tế bào trương thì rau sẽ không có hiện tượng héo úa.

Câu 3: Trong điều kiện là môi trường nước cất, nếu cho một lượng tế bào hồng cầu và một lượng tế bào thực vật thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời: Vì môi trường nước cất là một loại nước tinh khiết, vì vậy các chất tan không tồn tại. Nước cất thuộc môi trường nhược trương

- Khi cho một lượng tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương, nước cất sẽ đi vào bên trong môi trường tế bào. Khi đó, tế bào hồng cầu sẽ bị tăng kích thước do có thêm nước bên trong, tăng kích thước đến một khoảng nhất định rồi vỡ ra.

- Khi cho một lượng tế bào thực vật vào môi trường nhược trương, nước cất sẽ đi vào bên trong môi trường tế bào. Khi đó, tế bào thực vật sẽ bị tăng kích thước, tế bào bị to ra và chạm sát đến khu vực thành tế bào nhưng không xảy ra hiện tượng vỡ vì đã có thành tế bào vững chắc có khả năng bảo vệ.

icon-date
Xuất bản : 25/04/2022 - Cập nhật : 06/05/2022