logo

Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã

Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã mARN thường gắn đồng thời với một nhóm ribôxom.

Dưới đây là đáp án chính xác và phần giải thích chi tiết từ các thầy cô giáo Top lời giải cho câu hỏi: “Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã” kèm kiến thức nhắc lại hay nhất là tài liệu ôn tập dành cho các bạn học sinh


Trắc nghiệm: Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã

A. mARN thường gắn đồng thời với một nhóm ribôxom.

B. Một ribôxom thường gắn đồng thời với một nhóm mARN.

C. Một tARN vận chuyển thường mang đồng thời nhiều axit amin tới ribôxom để thực hiện dịch mã.

D. Một ribôxom thường gắn với một nhóm tARN.

Trả lời

Đáp án đúng: A. mARN thường gắn đồng thời với một nhóm ribôxom.

Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã mARN thường gắn đồng thời với một nhóm ribôxom.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Dịch mã

Trong sinh học phân tử và di truyền học, dịch mã là quá trình trong đó ribosome trong tế bào chất hoặc mạng lưới nội chất tổng hợp protein sau quá trình phiên mã từ DNA đến RNA trong nhân. Toàn bộ quá trình được gọi là biểu hiện gen.

Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã

Trong dịch mã, RNA thông tin được giải mã trong một ribosome bên ngoài nhân, để tạo ra chuỗi amino acid hay polypeptide. Polypeptide sau đó gấp, co xoắn tạo protein hoạt động và thực hiện các chức năng của nó trong các tế bào. Ribosome tạo điều kiện cho sự giải mã bằng cách tạo ra trình tự bộ 3 bổ sung với tRNA với các mRNA mang mã di truyền. Mỗi tRNA mang một amino acid cụ thể được nối với nhau thành một polypeptide khi mRNA đi qua và được "đọc" bởi ribosome.


2. Dịch mã gồm ba giai đoạn:

- Khởi đầu: Ribosome gắn với xung quanh đoạn đầu mRNA. Các tRNA đầu tiên được gắn tại  bộ 3 mở đầu.

- Kéo dài: tRNA chuyển một amino acid tới tRNA tương ứng với codon tiếp theo. Sau đó ribosome di chuyển (translocates) tới bộ 3 mRNA tiếp theo để tiếp tục quá trình tạo ra một chuỗi amino acid.

- Kết thúc: Khi đạt tới bộ 3 dừng, ribosome giải phóng polypeptide

Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã

- Trong tế bào chất, ribosome tiến hành đọc mã của phân tử ARN thông tin để biết axit amin nào cần được đưa vào trong quá trình tổng hợp prôtêin. Quá trình này được gọi là quá trình dịch mã.

- Cũng giống như cách mRNA bổ sung cho sợi ADN, tRNA có các nucleotide bổ sung cho sợi mRNA.

- tRNA và ribosome thực hiện quá trình bằng cách thêm các axit amin vào một chuỗi mà cuối cùng sẽ trở thành một protein đầy đủ.

- Ribosome di chuyển dọc theo sợi RNA thông tin đọc các cặp base của nó theo từng nhóm ba được gọi là codon. Tùy thuộc vào trình tự, một tRNA mới sẽ đi vào ribosome mang axit amin mà nó phù hợp.

>>> Xem thêm: Cơ chế, ý nghĩa của dịch mã


3. Quá trình dịch mã

Quá trình dịch mã gồm hai giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

- Quá trình hoạt hoá axit amin: Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với ARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin – tARN

- Quá trình tổng hợp Prôtêin là quá trình truyền thông tin di truyền từ mARN sang trình tự sắp xếp của các aa trong chuỗi polipeptid (Prôtêin). Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước:

Bước 1: Mở đầu

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG). Ở sinh vật nhân thực bộ ba AUG mã hóa cho a.a Methionin còn ở sinh vật nhân sơ mã AUG mã hóa cho a.a foocmin Methionin. a.a mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit

Phức hợp aa1 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon tiếp sau mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1. Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm, phức hợp aa2 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc (UGA, UAG hay UAA).

Bước 3: Kết thúc

Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.


4. Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:

- Vật liệu di truyền (ADN) truyền cho đời sau qua cơ chế tự nhân đôi.

- Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã (ADN -> ARN) và dịch mã (ARN -> prôtêin)


5 .Ý nghĩa dịch mã

- Từ trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN được chuyển đổi thành trình tự sắp xếp các a.a trong chuỗi polipeptit.

- Từ thông tin di truyền trong nhân được biểu hiện thành các tính trạng ở bên ngoài kiểu hình.

icon-date
Xuất bản : 27/04/2022 - Cập nhật : 05/05/2022