logo

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan nào lãnh đạo?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam.


Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan nào lãnh đạo? 

A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam 

B. Quốc hội 

C. Đảng cộng sản Việt Nam 

D. Chính phủ

Đáp án đúng là: C. Đảng cộng sản Việt Nam 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước kiểu mới, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đó là Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam.

- Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

Một là , Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.

Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đều bao hàm hai thành tố tập trung và dân chủ. Hai thành tố đó không hề đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứng với nhau và cùng phát triển theo tỷ lệ thuận. Tập trung càng cao thì dân chủ càng được mở rộng, và ngược lại.

Hai là , Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Ba là , Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp


- Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) lần đầu tiên Đảng ta chính thức sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam

Một là, Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của Nhân dân;

Hai là, Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp;

Ba là, Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;

Bốn là, Tăng cường pháp chế XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức XHCN;

Năm là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đề cao quyền tư pháp độc lập. Đề cao vị trí độc lập của Tòa án, Hiến pháp khẳng định công bằng và công lý của quốc gia được thể hiện tập trung nhất bằng quyền xét xử của tòa án; nhân dân sẽ có địa chỉ cụ thể để tham gia xây dựng và giám sát việc thực thi quyền tư pháp. Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã đưa lên hàng đầu vai trò và nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, sau đó mới quy định “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

>>>Tham khảo: Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022