logo

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Nhận định trên của?

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với dân chủ tư sản. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Nhận định trên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Câu hỏi: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Nhận định trên của?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam 

B. C. Mác

C. Hồ Chí Minh 

D. V.I.Lênin 

Đáp án đúng: A. Đảng cộng sản Việt Nam


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Dân chủ chỉ thực sự có được khi quyền làm chủ của nhân dân được phát huy đầy đủ và mạnh mẽ trong thực tế, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Nhận định trên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

+ Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

+ Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Nhận định trên của?

- Đảng Cộng sản Việt Nam - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Sự khẳng định trên đây đã chỉ rõ: Nước ta đi theo con đường XHCN, vì vậy, xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. 

Ngay từ khi Đảng ra đời (1930) để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thực hiện Cương lĩnh và những điều quy định trong Hiến pháp, phát huy những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực mở rộng dân chủ, những năm qua, Đảng, Nhà nước một mặt hoàn thiện những chính sách đã có, mặt khác tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân; đề cao và cụ thể hóa vai trò giám sát của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội... Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, ban hành cơ chế tiếp dân và nhiều nơi việc tiếp dân đã đi vào nền nếp để kịp thời giải quyết những đơn từ khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn đề phát huy dân chủ trên thực tế vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm đáng quan tâm như: Nền dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một số lĩnh vực còn bị vi phạm; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ làm nội bộ mất đoàn kết, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương pháp luật trong xây dựng và thực hiện dân chủ còn tồn tại ở nhiều nơi; có lúc, có nơi việc thực hiện dân chủ còn bị hạn chế hoặc mang tính hình thức…

>>> Xem thêm: Trình bày những phương hướng và giải pháp cơ bản mà Đảng ta đã đưa ra nhằm phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022