logo

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Không xây dựng và phát triển nền dân chủ, hệ thống chính trị trong đó có Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không thể thực hiện quyền lực, quyền dân chủ, quyền làm chủ và mọi lợi ích của nhân dân lao động trên thực tế các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lao động xã hội chủ nghĩa. Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.


Câu hỏi: Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

A. Là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội

B. Là chế độ mà ở đó thực hiện sự phân chia tài sản theo năng lực lao động

C. Là chế độ xã hội ở đó tài sản thuộc về một số người có quyền lực trong tay

D. Là chế độ triệt tiêu sự cạnh tranh trong kinh tế, loại trừ sự bất công 

Đáp án đúng: A. Là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A 

Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển với quyền lợi thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền được hưởng nền dân chủ hợp pháp của mình. Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.


- Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa

Dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ  Xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

- Bản chất kinh tế của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa

Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Các thể chế và cơ chế dân chủ ngày càng bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân yên tâm để phát triển kinh tế, tính tích cực chính trị của công dân ngày tăng, không khí dân chủ ngày càng lành mạnh và sự quan tâm và tham gia chính trị, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng rộng rãi. Nhân dân ý thức rõ ràng và cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm công dân của mình trước pháp luật, thực hiện đầy đủ hơn quyền và trách nhiệm của mình trong sản xuất và đời sống. Các quyền dân chủ của nhân dân - từ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh đến trao đổi, phân phối và hưởng thụ kết quả lao động; từ tự do làm ăn đến tự do ngôn luận ngày càng hiện thực hoá. Các quyền đề cử, ứng cử và lựa chọn của nhân dân trong các cuộc bầu cử mỗi ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.

>>> Xem thêm: Phân tích những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022