logo

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là?

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Vậy, Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là?

A. Các giai cấp trong xã hội tồn tại với những lợi ích không còn đối kháng nhau

B. Kết cấu giai cấp của xã hội thuần nhất

C. Việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản

D. Không còn tồn tại giai cấp 

Đáp án đúng: D. Không còn tồn tại giai cấp 


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị là rất quan trọng. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là không còn tồn tại giai cấp.


- Tìm hiểu khái niệm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

 Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực chính trị là?

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.

Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội không còn tồn tại giai cấp. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền. Mối quan tâm lớn nhất của Người về Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối, cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở dưới nhiều hình thức. Đồng thời, củng cố và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng trở thành nhiệm vụ rất quan trọng.

Quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta đã được thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng khẳng định là đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong hơn 35 năm đổi mới là to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong những thập niên tới, như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra: “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”

>>> Xem thêm: Hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022