logo

Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn còn tồn tại hạn chế. Vậy, Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?

A. Chế độ chính trị của giai cấp công nhân

B. Cơ chế quản lý nền kinh tế XHCN

C. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

D. Bản chất chính trị XHCN 

Đáp án đúng: C. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C 

Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, đồng thời còn là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người trong xã hội. Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.


- Khái quát nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa

Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một bước phát triển tất yếu của dân chủ, là sự thay thế tất yếu hợp quy luật với dân chủ tư sản. Trong học thuyết Mác - Lênin, vấn đề dân chủ luôn được đề cập và phân tích sâu sắc và là mục tiêu quan trọng hướng đến việc xây dựng một nền dân chủ phù hợp nhất - dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, chế độ dân chủ được xác lập ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Dân chủ nghĩa là “dân là chủ”, “dân làm chủ”, “dân chủ là quý báu nhất của nhân dân”.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?

- Bản chất của nền dân chủ XHCN

Bản chất chính trị: Giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.

Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

>>> Xem thêm: Trình bày lý luận CM không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lenin và sự vận dụng ở Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022